Đối với VSHR Pro Academy, để đánh giá phản hồi của người quản lý là tốt hay không, cần phải trải qua 2 câu hỏi chính: “Câu chuyện bạn muốn kể là gì?”; “Điều đó có tốt cho bạn và nhóm của bạn không?” Mục tiêu của phản hồi không phải là chỉ trích, mà là giúp nhân viên phát triển và cải thiện hiệu quả làm việc. Cung cấp phản hồi là một phần thiết yếu trong vai trò của người quản lý, giúp nhân viên dễ dàng chấp nhận và hành động theo phản hồi đó là điều quan trọng để thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Để giúp nhân viên tiếp nhận phản hồi dễ dàng hơn, có 8 bước chính mà người quản lý nên thực hiện: Tập trung vào các giải pháp: Khi đưa ra phản hồi, hãy nhấn mạnh các giải pháp thay vì tập trung vào các vấn đề hoặc sai lầm. Giúp nhân viên nhìn thấy con đường cải tiến và khuyến khích họ nghĩ ra các ý tưởng để giải quyết vấn đề. Cách tiếp cận này có thể làm cho phản hồi mang tính xây dựng hơn và ít giống lời chỉ trích. Đặt trước một kỳ vọng: Điều này cung cấp bối cảnh cho phản hồi và giúp nhân viên hiểu hiệu suất của họ phù hợp với mục tiêu của tổ chức như thế nào. Đồng thời giúp nội dung phản hồi có tính định hướng mục tiêu hơn và ít mang tính cá nhân hơn. Đặt câu hỏi: Thay vì chỉ nói với nhân viên những gì họ đã làm sai, hãy thúc đẩy họ biểu đạt bằng cách đặt những câu hỏi mở. Cách tiếp cận này khuyến khích sự tự phản ánh và cho phép nhân viên bày tỏ suy nghĩ và mối quan tâm của họ. Nó có thể dẫn đến các cuộc thảo luận có ý nghĩa hơn và hợp tác giải quyết vấn đề. Sử dụng các công cụ gắn kết nhân viên: Sử dụng các công cụ và nền tảng gắn kết nhân viên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và phân tích phản hồi. Những công cụ này có thể giúp nhân viên đưa ra phản hồi ẩn danh dễ dàng hơn cũng như giúp người quản lý theo dõi và giải quyết các vấn đề một cách có hệ thống. Đưa ra phản hồi rõ ràng, thường xuyên: Cung cấp phản hồi thường xuyên, kịp thời và cụ thể cho nhân viên để họ có thể cải tiến liên tục. Cách tiếp cận này cũng giúp tránh việc phản hồi có cảm giác như một điều bất ngờ hoặc một sự kiện lớn. Làm gương cho nhân viên Người quản lý nên thể hiện sự cởi mở với phản hồi từ nhóm và xử lý những lời đánh giá mang tính xây dựng một cách khéo léo. Khi nhân viên thấy người quản lý của họ đón nhận sự đánh giá, nhiều khả năng họ cũng sẽ làm như vậy. Dùng câu nói tích cực: Nêu bật những gì nhân viên đang làm tốt và ghi nhận những nỗ lực của họ trước khi giải quyết những lĩnh vực cần cải thiện. Sử dụng ngôn ngữ mang tính khích lệ và hỗ trợ thay vì chỉ trích hoặc phán xét. Đầu tư vào việc phát triển kỹ năng phản hồi hiệu quả: Người quản lý nên tham gia các buổi đào tạo, hội thảo hoặc huấn luyện để nâng cao khả năng của lực lượng lao động trong việc đưa ra phản hồi rõ ràng, có thể hành động và đồng cảm. Những chiến lược này có thể giúp tạo ra văn hóa phản hồi hỗ trợ cho sự phát triển của nhân viên. Hơn nữa, nếu có sự hướng dẫn từ các trainers giàu kinh nghiệm, toàn thể doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả làm việc rõ rệt. Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching
0 Comments
Training 4.0 - Lợi thế khác biệt khi giao phó công việc giữa Transformational và Traditional Leader8/22/2023 Transformational Leader và Traditional Leader là hai phong cách lãnh đạo khác nhau với cách tiếp cận giao phó và thúc đẩy tiến độ công việc cũng có những sự khác biệt, mang lại những lợi ích quan trọng. Transformational Leader (Lãnh đạo biến đổi):
Lợi thế của Transformational Leader:
Transformational Leader tại VIệt Nam: Đặng Lê Nguyên Vũ - CEO Trung Nguyên Group Đặng Lê Nguyên Vũ, người sáng lập và là CEO của tập đoàn Trung Nguyên, ông tạo nên một hành trình thành công đáng kinh ngạc từ việc bắt đầu với cửa hàng cà phê nhỏ ở Buôn Ma Thuột. Thay vì chỉ tập trung vào việc sản xuất cà phê, ông Vũ đã thúc đẩy tạo ra một thương hiệu cà phê Việt Nam toàn cầu và đã sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm mới dựa trên cà phê. Ngoài ra, ông Vũ còn tạo cơ hội việc làm cho các nông dân và người lao động trong ngành cà phê, thúc đẩy tinh thần sáng tạo và niềm tự hào dân tộc. Ông tập trung vào việc thúc đẩy cam kết đối với sự phát triển bền vững, cả về kinh tế và xã hội Việt Nam. Traditional Leader (Lãnh đạo truyền thống):
Lợi thế của Traditional Leader:
Nhìn chung, nếu Transformational Leader tập trung vào việc thúc đẩy cam kết và sáng tạo của nhân viên thông qua việc giao phó một phần lớn trách nhiệm và tạo ra môi trường thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Thì với, Traditional Leader, họ tập trung vào việc duy trì sự kiểm soát và tuân thủ quy trình, thường dựa vào việc giao phó cụ thể và theo dõi chặt chẽ. Và để trở thành một leader hiệu quả, các managers cần kết hợp cả 2 phong cách lãnh đạo với nhau tùy theo tình huống và ngữ cảnh cụ thể để mang lại lợi thế tốt hơn, tận dụng sự tập trung vào cam kết, sáng tạo và duy trì được cả sự kiểm soát và hiệu quả. Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching Tạo động lực và truyền cảm hứng công việc là sứ mệnh và giá trị vượt trội do Transformational Leader mang lại. Khi đấy, các thách thức do leaders phải đối mặt sẽ xuất hiện ở cả 6 khía cạnh cơ bản của doanh nghiệp, tương ứng là những phương pháp giải quyết riêng biệt. Khi bàn đến thách thức, gồm có: 1. Khía cạnh Doanh nghiệp: - Xác định Tầm nhìn: Đảm bảo rằng tầm nhìn này phù hợp với thị trường và cơ hội thực tế. - Quản lý Rủi ro: Để thúc đẩy sự đổi mới và phát triển, nhà lãnh đạo phải đối mặt với việc đánh giá và quản lý các rủi ro tiềm năng mà các thay đổi có thể mang lại. 2. Khía cạnh văn hóa: - Xây dựng văn hóa tích cực: Thúc đẩy xây dựng văn hóa tích cực, khuyến khích sự sáng tạo, tư duy đột phá và tinh thần làm việc nhóm. Thách thức nằm ở việc tạo ra môi trường mà nhân viên cảm thấy thoải mái trong việc chia sẻ ý tưởng và thể hiện mình. - Thay đổi văn hóa hiện tại: Đối mặt với khả năng chống lại và sự thiếu khả năng thích nghi với văn hóa mới từ các thành viên tổ chức hiện có. 3. Khía cạnh chuyên môn: - Lãnh đạo và sự tôn trọng chuyên môn: Nhà lãnh đạo chuyển đổi cần phải xây dựng sự tôn trọng và tạo ra sự kết nối với những chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. - Sự đa dạng kỹ năng: Đối mặt với việc quản lý đội ngũ có sự đa dạng kỹ năng và chuyên môn, nhà lãnh đạo cần tạo ra môi trường thúc đẩy sự hợp tác và sáng tạo giữa các phân khúc khác nhau. 4. Khía cạnh thương hiệu nhân sự: - Xây dựng thương hiệu nhà lãnh đạo: Nhà lãnh đạo chuyển đổi phải xây dựng một hình ảnh cá nhân đồng nhất và hấp dẫn, đồng thời đảm bảo rằng họ có thể truyền đạt giá trị và tầm nhìn của mình cho người khác. - Thúc đẩy động viên và cam kết nhân viên: đối mặt với thách thức giữ cho nhân viên cảm thấy động viên và cam kết trong bối cảnh thay đổi. 5. Khía cạnh quy trình: - Thay đổi quy trình hiện tại: Tạo ra sự thay đổi trong các quy trình để thúc đẩy sự hiệu quả và sáng tạo. Thách thức là giữ cho các thành viên tổ chức tập trung vào việc chấp nhận và thích nghi với các thay đổi này. - Quản lý thay đổi tổ chức: Đối mặt với việc thúc đẩy sự chuyển đổi trong toàn bộ tổ chức mà không làm gián đoạn quá nhiều quá trình hoạt động. 6. Khía cạnh hệ thống quản trị nhân sự: - Sử dụng công nghệ và hệ thống Hiện có: cần sử dụng và cải tiến các hệ thống quản trị và công nghệ hiện có để đảm bảo sự tích hợp và hiệu quả. - Bảo mật và tuân thủ quy định: đối mặt với việc đảm bảo rằng các hệ thống mới không chỉ đảm bảo hiệu suất mà còn tuân thủ các quy định bảo mật và quyền riêng tư. Để vượt qua các thách thức, leaders cần đảm bảo sự linh hoạt trong cách tiếp cận, cụ thể như dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường điều chỉnh tầm nhìn theo thời gian, hoặc khảo sát và hỗ trợ nhân viên nâng cao khả năng chuyên môn qua các chương trình đào tạo như Leadership Solution hoặc Change & Resilience Solution,... 1. Khía cạnh doanh nghiệp: - Xác định tầm nhìn: Dựa trên kết quả khảo sát thị trường để điều chỉnh tầm nhìn theo thời gian. - Quản lý rủi ro: Xác định và giảm thiểu rủi ro tiềm năng. 2. Khía cạnh văn hóa: - Xây dựng văn hóa tích cực: Khuyến khích buổi thảo luận ý tưởng và tạo môi trường thoải mái. - Thay đổi văn hóa tồn tại: Tôn trọng giá trị hiện tại và động viên sự thay đổi. 3. Khía cạnh chuyên môn: - Lãnh đạo và sự tôn trọng chuyên môn: Tổ chức buổi trao đổi kiến thức giữa các Leaders hoặc tổ chức các buổi đào tạo chéo về kỹ năng mềm trong kinh doanh. Đồng thời khuyến khích sự hợp tác giữa các phòng ban với nhau qua các dự án lớn. 4. Khía cạnh thương hiệu nhân sự: - Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và nhà lãnh đạo: Đầu tư viết blog và chương trình đào tạo nội bộ - Thúc đẩy động viên và cam kết nhân viên: Xây dựng quy trình khen thưởng và khuyến khích sự phát triển cá nhân 5. Khía cạnh quy trình: - Thay đổi quy trình hiện tại: Thay đổi quy trình hiện tại, họp thường xuyên tìm kiếm giải pháp - Quản lý thay đổi tổ chức: xây dựng kế hoạch chi tiết và hỗ trợ đào tạo phát triển 6. Khía cạnh hệ thống quản trị: - Sử dụng công nghệ và hệ thống hiện có: Tích hợp hệ thống và đảm bảo bảo mật. - Bảo mật và tuân thủ quy định: Lập kế hoạch bảo mật và đào tạo nhân viên. Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching Tại tuần 2 tháng 8, nhu cầu tuyển dụng giảm hơn 200 vị trí so với lúc đầu tháng 8. Hiện tổng vị trí cần tuyển khoảng 2000 nhân sự. Trong đó, ngành hàng tăng nhu cầu nhiều nhất là công nghệ thông tin. Ngành hàng giảm số lượng nhân sự nhiều nhất là tài chính - ngân hàng. Cụ thể, IT tăng 38 vị trí, hiện tuyển 262 nhân sự. Software tuyển cho 211 vị trí, Internet tăng 47 vị trí và cần 200 nhân sự. Toàn ngành công nghệ thông tin tập trung tuyển nhân sự sang thành phố HN - tổng hơn 120 vị trí, TP.HCM cần 55 nhân sự. Cả 3 ngành đều ưu tiên tuyển dụng Middle-senior level, tiếp đến là Entry level. Ngân hàng giảm 60 vị trí, hiện tuyển 110 nhân sự. Tài chính cần 79 nhân sự và bảo hiểm hiện tuyển 32 nhân sự. Tại Hà Nội, cơ hội nghề nghiệp cao hơn với tổng 58 vị trí trống. Đồng thời cả 3 ngành đều ưu tiên tuyển dụng Middle Senior Level. Bất động sản thương mại tuyển 3 vị trí, bất động sản cần 28 nhân sự, và ngành xây dựng cần 16 vị trí. Bên cạnh đó, 2 ngành còn lại tập trung tuyển dụng ở vị trí Middle level. F&B tuyển 58 vị trí và Food Production cần 49 nhân sự, tập trung cho thị trường HCM với tổng hơn 40 vị trí. Trong đó vị trí cần tuyển nhiều nhất là Middle - Senior level và Entry level. Ngành hàng tiêu dùng tăng 5 vị trí hiện tuyển 64 nhân sự. Điện tử tiêu dùng hiện tuyển cho 18 vị trí. Bán lẻ giảm nhẹ và hiện cần 56 nhân viên, Thời trang cần 31 nhân sự. Cơ hội việc làm tập trung nhiều tại TP.HCM với tổng 50 vị trí. Hầu hết các doanh nghiệp và ngành hàng đều cần nhân sự vị trí Entry và Middle - Senior level. Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching Chia sẻ và truyền thông nội bộ về tầm nhìn là một quá trình liên tục và cần sự linh hoạt để thích nghi với tình hình và sự phát triển của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp có văn hoá tổ chức ổn định, các Managers có thể chia sẻ tầm nhìn một cách tự nhiên qua các buổi họp, training, sự kiện, email,... Tùy thuộc vào mức độ phức tạp và quy mô của doanh nghiệp, việc chia sẻ tầm nhìn cần sự cân nhắc kĩ càng, và Pro Leadership Solution sẽ hỗ trợ thiết lập kế hoạch thực hiện tuần tự dành cho mỗi doanh nghiệp và các Managers, đảm bảo mọi thông tin được truyền đạt rõ ràng, thú vị, tự nhiên và đạt hiệu quả cao. 1. Trước khi chia sẻ tầm nhìn, Managers cần hiểu rõ mục tiêu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp 2. Xác định đối tượng muốn chia sẻ tầm nhìn, bao gồm các nhân viên cấp quản lý và nhân viên cơ sở, và cân nhắc cách tiếp cận khác nhau cho từng đối tượng. 3. Lập kế hoạch truyền thông, xác định thời điểm, nơi, và hình thức truyền thông phù hợp để chia sẻ tầm nhìn. 4. Tạo thông điệp chính, ngắn gọn mà tóm tắt tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp 5. Có thể sử dụng câu chuyện và ví dụ cụ thể để minh họa tầm nhìn, làm cho thông điệp trở nên cụ thể và dễ hiểu hơn. 6. Tạo không gian thảo luận, cho nhân viên đặt câu hỏi, thảo luận và chia sẻ ý kiến. 7. Liên kết tầm nhìn với vai trò của từng người, giúp nhân viên hiểu giá trị công việc họ đang thực hiện. 8. Theo dõi, đánh giá và nhận phản hồi từ nhân viên sau khi chia sẻ tầm nhìn. 9. Liên tục duy trì truyền thông tầm nhìn thông qua các cách khác nhau Cuối cùng, việc chia sẻ tầm nhìn và truyền cảm hứng công việc trong doanh nghiệp mang lại lợi ích đa dạng. Không chỉ tạo động lực và cam kết từ nhân viên, mà còn xây dựng sự đồng thuận và hướng mọi người đến mục tiêu chung, tạo niềm tin và gắn kết sâu sắc hơn trong môi trường làm việc. Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching Việc thúc đẩy và động viên tinh thần nhân viên từ Transformational Leader trong doanh nghiệp mang lại lợi ích lớn như tăng tính sáng tạo của nhân viên, củng cố tinh thần làm việc, xây dựng mối quan hệ tốt, tăng sự tự tin và tạo cam kết với mục tiêu tổ chức. Do đó hành động cụ thể khi động viên và cách lựa chọn phương pháp động viên hiệu quả đều được đề cập trong Pro Leadership Solution. 1. Lắng Nghe và Thấu Hiểu: - Lắng nghe chân thành: Dành thời gian lắng nghe nhân viên một cách chân thành, không gián đoạn và không đánh giá. Hiểu rõ những gì họ cảm thấy, nghĩ và mong muốn. - Hỏi và khám phá: Đặt câu hỏi để khám phá sâu hơn về ước mơ, mục tiêu và thách thức của từng cá nhân. 2. Thể Hiện Sự Động Viên và Tôn Trọng - Công nhận công việc tốt: Đánh giá và công nhận kết quả công việc tốt của nhân viên một cách rõ ràng và cụ thể. Chia sẻ lời khen ngợi và cảm ơn cho sự đóng góp của họ. - Chia sẻ thành công: Khi đạt được thành công hoặc đạt được mục tiêu quan trọng, chia sẻ niềm vui và niềm tự hào cùng với nhân viên. - Lập danh sách thành tựu: Tạo danh sách các thành tựu và đóng góp của từng cá nhân, sau đó chia sẻ nó với cả nhóm hoặc tổ chức. 3. Tạo Môi Trường Tích Cực: - Khuyến khích tương tác: Khích lệ các cuộc thảo luận tích cực và chia sẻ thông tin, ý kiến và ý tưởng. - Tạo không gian an toàn: Tạo môi trường mà mọi người có thể tự do chia sẻ ý kiến, gợi ý và mạo hiểm mà không sợ trừng phạt. - Hỗ trợ sự phát triển cá nhân: Cung cấp khóa học, đào tạo và nguồn tài liệu để nhân viên phát triển kỹ năng và nâng cao hiệu suất. 4. Khuyến Khích Mối Quan Hệ Gắn Kết: - Tạo cơ hội giao tiếp và chia sẻ: Xây dựng các hoạt động, sự kiện hoặc cuộc họp định kỳ để tất cả mọi người có thể gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ thông tin. - Khuyến khích làm việc nhóm: Hỗ trợ các dự án và hoạt động làm việc nhóm để tạo cơ hội cho các thành viên trong đội ngũ hợp tác và gắn kết với nhau. 5. Khích Lệ Sự Phát Triển Cá Nhân: - Tạo kế hoạch phát triển cá nhân: Hỏi nhân viên về mục tiêu và kế hoạch phát triển cá nhân của họ, sau đó hỗ trợ họ trong việc đạt được những mục tiêu đó. - Hỗ trợ thử thách mới: Khích lệ nhân viên thử thách bản thân với những dự án mới, nhiệm vụ khó khăn hơn để giúp họ phát triển kỹ năng và tự tin. 6. Khả Năng Quản Lý và Lãnh Đạo: - Trở thành tấm gương cho nhân viên: thể hiện những hành động mẫu mực và thái độ tích cực. - Liên Tục Phản Hồi: Cung cấp phản hồi liên tục để giúp nhân viên cải thiện hiệu suất và phát triển. - Thúc Đẩy Sự Liên Kết: Xây dựng mối liên kết cá nhân với mỗi người trong đội ngũ, để họ cảm thấy rằng bạn quan tâm đến sự phát triển của họ. Nhìn chung, động viên tinh thần nhân viên là một quá trình liên tục và yêu cầu sự nhạy bén, chúng phụ thuộc vào tình huống và các cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, qua việc áp dụng những nguyên tắc này, doanh nghiệp có thể xây dựng môi trường làm việc tích cực, tạo sự cam kết và hiệu suất tốt hơn. Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching Transformational Leaders đóng vai trò truyền cảm hứng và đầu tư xây dựng cho các future leaders, đáp ứng nhu cầu cảm xúc và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua thúc đẩy sự đổi mới, tạo ra giá trị cho khách hàng để đạt được kết quả công việc tích cực trong môi trường kinh doanh biến động. ❓ Vậy cách Middle Managers sở hữu 5 đặc điểm của Transformational Leaders là gì? 1. Modeling the Way: - Hành động: Nhà lãnh đạo biến đổi phải là người tiên phong trong việc thực hiện các hành động và hành vi mà họ mong muốn thấy trong đội ngũ. - Các giá trị: Họ phải tuân thủ và thể hiện các giá trị, nguyên tắc và chuẩn mực mà họ mong muốn đội ngũ tuân theo. Điều này tạo ra một môi trường có tính thống nhất và tạo lòng tin. 2. Encouraging the Heart: - Động viên: Nhà lãnh đạo biến đổi thường khích lệ, động viên và ủng hộ các thành viên trong đội ngũ. Họ biết cách đánh giá công lao và thể hiện lòng biết ơn đối với sự cống hiến của mọi người. - Tạo niềm tin: Bằng cách tạo niềm tin và xây dựng mối quan hệ thân thiện, nhà lãnh đạo biến đổi giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ. 3. Inspiring a Shared Vision: - Xây dựng tầm nhìn: Nhà lãnh đạo biến đổi phải xây dựng một tầm nhìn hấp dẫn và đáng tin cậy cho tương lai. Tầm nhìn này phải thể hiện mục tiêu và ý nghĩa rõ ràng. - Giao tiếp hiệu quả: Họ phải biết cách truyền đạt tầm nhìn một cách rõ ràng và cảm động, để tạo động lực và sự cam kết từ phía đội ngũ 💡 Quan trọng nhất, để phát triển thành Transformational Leaders, Middle Managers cần không ngừng phát triển bản thân, và cải thiện các kỹ năng lãnh đạo. 👉🏼 Khi này, Pro Leadership Solution mang sứ mệnh cung cấp mô hình xây dựng phương pháp thực hiện cho Middle Manager, giúp Middle Manager đánh giá được mức độ hoàn thiện của bản thân, đồng thời nhận biết ngay hướng thực hiện cụ thể sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. 4. Enabling Others to Act: - Xây dựng môi trường: Nhà lãnh đạo biến đổi phải tạo ra môi trường thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo. Họ thường tạo cơ hội cho mọi người thể hiện khả năng và đóng góp của họ. - Khuyến khích tương tác: Họ khuyến khích sự tương tác và hợp tác giữa các thành viên trong đội ngũ, tạo nên một tinh thần làm việc đồng đội. 5. Challenging the Process: - Tìm kiếm cơ hội: Nhà lãnh đạo biến đổi thường tìm kiếm cơ hội để cải thiện và thay đổi các quy trình và phương pháp hiện tại. - Khuyến khích sáng tạo: Họ khích lệ sự sáng tạo và mạo hiểm trong việc thử nghiệm những ý tưởng mới, tạo điều kiện cho sự phát triển không ngừng của tổ chức. Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching Trong nội dung chương trình về quá trình hình thành Transformational Leadership, "Modeling the Way" là khía cạnh quan trọng đầu tiên. Khi nắm bắt đặc trưng này, Managers tiên phong và trở thành tấm gương tích cực bằng cách thực hiện hành động mà người khác có thể noi theo theo. Để thực hiện việc "modeling the way" cần đi qua 6 bước cơ bản: Bước 1: Xác định giá trị và nguyên tắc cốt lõi: - Xác định những giá trị và nguyên tắc mà bạn muốn thể hiện trong hành động của mình. Điều này đòi hỏi sự tự nhận thức và khả năng định hình mô hình lãnh đạo của bạn dựa trên các giá trị này. Kĩ năng cần thiết: Tự nhận thức Hiểu rõ về giá trị, niềm tin và nguyên tắc của bạn để bạn có thể thực hiện những hành động phù hợp. Sẵn sàng tự kiểm tra và cải thiện bản thân. Bước 2: Thực hiện theo ví dụ: - Hành động của bạn phải phản ánh những giá trị và nguyên tắc mà bạn đã xác định. Điều này bao gồm cả việc tuân thủ các quy tắc, làm việc vượt ra ngoài sự yêu cầu bình thường và tạo ra một môi trường mà người khác có thể mẫu theo. Kĩ năng cần thiết: Giao tiếp xuất sắc Cung cấp thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục và tùy theo đối tượng. Biết sử dụng cả lời nói và ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt thông điệp. Bước 3: Lắng nghe và tương tác: - Lãnh đạo không chỉ là về việc thể hiện, mà còn liên quan đến việc tương tác và lắng nghe những người xung quanh. Sử dụng kỹ năng lắng nghe chân thành để thấu hiểu mong muốn, nhu cầu và ý kiến của nhân viên và đồng nghiệp. Kĩ năng cần thiết: Lắng nghe chân thành Thể hiện sự quan tâm, tôn trọng và sự đồng cảm khi lắng nghe người khác. Không gián đoạn và không đánh giá ngay lập tức. Case Study thành công Howard Schultz và Starbucks Howard Schultz, người sáng lập và chủ tịch của Starbucks, là một ví dụ tiêu biểu về việc thực hiện "Modeling the Way" trong lãnh đạo. Ông đã xác định giá trị cốt lõi cho Starbucks như tôn trọng và sáng tạo. Bằng cách thể hiện sự tận tụy và tham gia tương tác với khách hàng và nhân viên, Schultz truyền cảm hứng và khuyến khích mọi người tham gia vào mục tiêu chung. Ông luôn lắng nghe ý kiến của mọi người và tạo môi trường học hỏi và cải tiến. Kỹ năng giao tiếp xuất sắc, lãnh đạo từ lòng dẫn dắt và khả năng tạo môi trường làm việc tích cực là những yếu tố quan trọng giúp ông đạt được sự tiên phong tích cực trong việc lãnh đạo. Bước 4: Truyền cảm hứng và khuyến khích:- Sử dụng kỹ năng giao tiếp xuất sắc để truyền đạt đam mê, cam kết và tinh thần tích cực của bạn. Khuyến khích người khác tham gia và tham gia vào mục tiêu chung. Kĩ năng cần thiết: Truyền cảm hứng Sử dụng cảm xúc và sự tương tác để truyền đạt đam mê và cam kết. Đồng thời, khuyến khích người khác tham gia và thể hiện sự tận tụy. Bước 5: Liên kết hành động với mục tiêu chung: - Đảm bảo rằng những hành động bạn thực hiện có mục tiêu và hướng đi chung với tổ chức. Giải thích cách những hành động của bạn đóng góp vào việc đạt được mục tiêu tổng thể Kĩ năng cần thiết: Tương tác và xây dựng mối quan hệ Xây dựng môi trường làm việc hợp tác, tôn trọng và ủng hộ. Biết cân nhắc và xử lý mâu thuẫn một cách xây dựng. Bước 6: Tạo môi trường học hỏi và cải tiến - Khích lệ sự học hỏi và cải tiến bằng cách thể hiện sự tôn trọng đối với ý kiến và ý tưởng của người khác. Không ngại thử nghiệm và chấp nhận lỗi. Kĩ năng cần thiết: Lãnh đạo từ lòng dẫn dắt Thể hiện tình yêu và sự tận tụy trong việc lãnh đạo. Không chỉ đơn thuần thể hiện khả năng thông thạo, mà còn là sự kết hợp với lòng đam mê và tâm hồn. Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching Nhu cầu tuyển dụng tại đầu tháng 8 tăng hơn 24% so với cùng kì tháng trước. Hiện tổng vị trí cần nhân sự hơn 3500. Trong đó, ngành hàng tăng nhu cầu nhiều nhất là ngân hàng và marketing. Bên cạnh cũng tồn tại các ngành giảm nhu cầu tuyển dụng như ngành hàng tiêu dùng, bảo hiểm, và phần mềm. IT giảm nhẹ 18 vị trí sao với tuần trước, hiện tuyển hơn 224 nhân sự. Software hiện tuyển cho 186 vị trí, Internet giảm nhẹ và cần 153 nhân sự. Toàn ngành công nghệ thông tin tập trung tuyển nhân sự sang thành phố HN - tổng hơn 140 vị trí, TP.HCM cần 50 nhân sự. Cả 3 ngành đều ưu tiên tuyển dụng Middle-senior level, tiếp đến là Entry level. Ngân hàng tăng 33 vị trí, hiện tuyển 171 nhân sự. Tài chính cần 99 nhân sự và bảo hiểm hiện tuyển 25 nhân sự. Tại Hà Nội, cơ hội nghề nghiệp cao hơn với hơn 154 vị trí trống. Đồng thời cả 3 ngành đều ưu tiên tuyển dụng Middle Senior Level. Bất động sản thương mại tuyển 5 vị trí cho cấp Middle Senior Level, bất động sản cần 16 nhân sự, và ngành xây dựng cần 5 nhân sự. Bên cạnh đó, 2 ngành còn lại tập trung tuyển dụng ở vị trí Middle level. F&B và Food Production lần lượt cần 51 và 40 nhân sự, tập trung cho thị trường HCM với 37 vị trí. Trong đó vị trí cần tuyển nhiều nhất là Middle - Senior level và Entry level. Ngành hàng tiêu dùng giảm gần 30 vị trí, hiện cần 60 nhân sự. Điện tử tiêu dùng hiện tuyển cho 28 vị trí. Bán lẻ tiếp tục giảm và hiện cần 63 nhân viên, đồng thời Thời trang cần 27 nhân sự. Cơ hội việc làm tập trung nhiều tại TP.HCM với gần 50 vị trí. Hầu hết các doanh nghiệp và ngành hàng đều cần nhân sự vị trí Entry và Middle - Senior level. Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching While speed and efficiency are important in business, providing value holds a more profound and lasting impact. Here are the top five reasons why delivering value is more crucial than just focusing on speed: Customer Satisfaction and Loyalty: Providing value means meeting or exceeding customer expectations by offering high-quality products, exceptional service, and meaningful solutions. Satisfied customers are more likely to become loyal advocates for your brand, leading to repeat business and positive word-of-mouth referrals. Long-Term Relationships: Value-driven approaches prioritize building lasting relationships with customers, suppliers, and partners. These relationships contribute to a stable and sustainable business ecosystem, fostering trust and mutual support over time. Differentiation and Competitive Advantage: Delivering unique value sets your business apart from competitors who may be solely focused on speed or cost. A strong value proposition helps create a distinctive brand identity and positions your business as a preferred choice in the market. Reputation and Brand Equity: Building a reputation for consistently providing value enhances your brand's equity. A positive reputation attracts more customers, investors, and potential collaborators, enabling your business to thrive in the long run. Impact on Innovation and Growth: A value-driven approach encourages innovation and continuous improvement. By deeply understanding customer needs, you can develop innovative solutions that address those needs, driving sustained growth and relevance in a changing market landscape. While speed can be important in certain contexts, such as meeting deadlines or responding to urgent customer needs, it should not come at the expense of value. Businesses that prioritize delivering meaningful value build a strong foundation for success by nurturing relationships, fostering loyalty, and contributing positively to their industry and community. Thank you for Reading. If you find this content valuable follow me on for more Quality Content. In case you do not follow me, this may be the last time you see me. I wish you the best. #valuesbasedleadership #valuestreammanagement #focusonvalue #valuedriven #product #productdevelopment #innovation #transformation #digitalbusinesstransformation #productdesign #johnmasudparvez More Help For You
Do you need help with the challenge you are facing? Put your issue, I will help you advice!
|
Categories
All
AuthorWe are writing to share you about all the positives we, VSHR Group is making Archives
March 2025
|