Đặt mục tiêu là một trong những phần không thể thiếu để một nhà lãnh đạo có định hướng rõ ràng cho cả bản thân và đội nhóm về những gì họ cần nỗ lực đạt được sắp tới. Để đặt ra mục tiêu phù hợp cho cả đội nhóm đòi hỏi nhà lãnh đạo cần có các kỹ năng nhất định trong việc xác định và đặt mục tiêu. Sau đây là 5 điều các nhà lãnh đạo cần quan tâm khi đặt mục tiêu: 1. Mục tiêu cần có sự rõ ràng: Đây là một trong những điều quan trọng đầu tiên mà bất kể khi nào nhắc đến mục tiêu đều cần tuân theo. Mục tiêu càng chi tiết và rõ ràng thì người nhân viên sẽ càng dễ để biết hướng tiếp theo họ cần thực hiện là như thế nào. Đơn cử như việc thay vì chỉ đặt mục tiêu cho tháng 11 năm 2023 là tăng lợi nhuận thì nên cụ thể hóa mục tiêu là tăng lợi nhuận ở mức bao nhiêu % so với khoảng thời gian cụ thể trước đó. Như vậy mục tiêu mới về tăng lợi nhuận sẽ nên là tăng 15% lợi nhuận doanh nghiệp so với tháng 10 năm 2023. Tương tự như vậy, với những mục tiêu khác cũng cần tuân theo sự rõ ràng trong mục tiêu để giúp mục tiêu dễ hình dung và tăng khả năng đạt được hơn. Có một nguyên tắc mà mọi người rất hay sử dụng khi đặt mục tiêu là nguyên tắc SMART gồm các thành tố: - Specific (Mục tiêu cụ thể): Mục tiêu không được chung chung, phải rõ ràng để có thể định hướng cho bước lập bản kế hoạch chi tiết thực thi. - Measurable (Có thể đo lường được): Mục tiêu đi kèm với các công cụ đo lường cụ thể phù hợp ở từng giai đoạn sẽ giúp nhà lãnh đạo đánh giá được tiến trình thực hiện dễ dàng hơn và có kế hoạch điều chỉnh phù hợp để đảm bảo mục tiêu được hoàn thành đúng hạn định đặt ra. - Attainable (Khả năng thực thi): Khi lập kế hoạch, nhà lãnh đạo nên quan sát nguồn lực xung quanh gồm cả nhân lực, vật lực và tài lực để quyết định xem khả năng thực thi để đạt được mục tiêu của đội ngũ sẽ tới mức độ nào. Trong đó, đối với nguồn lực doanh nghiệp thì 5 chữ M mà nhà lãnh đạo cần cân nhắc khi xem xét khả năng thực thi gồm: + Man: nguồn nhân lực (Những ai sẽ thực hiện công việc, họ có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất, tính cách phù hợp? Ai hỗ trợ? Ai kiểm tra? Nếu cần nguồn phòng ngừa thì có đủ nguồn lực con người để hỗ trợ không?) + Money: Kinh phí triển khai + Material: nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng (Xác định tiêu chuẩn nguyên vật liệu? Tiêu chuẩn nhà cung ứng? Phương pháp và thời hạn giao hàng?) + Machine: dây chuyền máy móc, thiết bị công nghệ + Method: phương pháp làm việc. - Relevant (Liên quan thực tế): Một mục tiêu đi kèm với khả năng thực hiện là mục tiêu cần có tính thực tế. Tính thực tế ở đây được nhìn nhận dựa trên bối cảnh nội bộ doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài tác động đến doanh nghiệp, đồng thời, cân nhắc các công cụ, kỹ năng cần trang bị để đạt được mục tiêu đó đã phù hợp với tình hình hiện tại và khả năng thực thi của doanh nghiệp. - Time bound (Thời gian hoàn thành): Mục tiêu cần có hạn định đặt ra rõ ràng để định hướng cả đội nhóm cùng nhau nỗ lực thúc đẩy năng suất làm việc và tuân theo các nguyên tắc, kỷ luật về thời gian để đạt được nhiệm vụ đặt ra trước hoặc đúng thời gian hoàn thành. 2. Tính thử thách: Một mục tiêu quá an toàn sẽ không thể khiến đội nhóm bứt phá. Chính vì vậy, trước khi đặt mục tiêu, nhà quản lý cần quan sát từng thành viên trong đội nhóm của mình để biết được với thế mạnh của các thành viên và giúp họ cũng như cả đội nhóm khai phá thế mạnh đó qua những mục tiêu mang tính thử thách vừa phải. Việc đặt mục tiêu có tính thử thách sẽ giúp bản thân người thực hiện có thêm động lực để phấn đấu bởi họ biết rằng mục tiêu càng thử thách thì giá trị họ nhận được càng cao. 3. Tính cam kết: Mục tiêu cần có sự cam kết từ người thực hiện, nghĩa là người thực hiện cần toàn tâm toàn ý đặt sự cố gắng và quyết tâm của mình vào mục tiêu đặt ra. Bởi chỉ có như vậy thì kết quả thực hiện mục tiêu mới đạt được hiệu quả cao. Một trong những cách để tăng tính cam kết khi thực hiện mục tiêu chính là hình dung hình ảnh bản thân sẽ nhận lại giá trị và lợi ích gì khi hoàn thành mục tiêu đó. 4. Sự phản hồi: Việc thực hiện mục tiêu và các cột mốc đạt được nên được chia thành các khoảng thời gian nhỏ khác nhau để có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả định kỳ theo ngày, tuần hoặc tháng. Đồng thời, nên nhờ sự trợ giúp từ những đồng nghiệp và cấp trên đáng tin cậy để họ đưa ra các phản hồi về mục tiêu và cách tiến hành mục tiêu của bản thân đã hợp lý hay chưa. Việc thường xuyên theo dõi và tiếp nhận phản hồi từ mọi người xung quanh sẽ giúp bạn có cơ hội nhìn nhận kịp thời và điều chỉnh mục tiêu mới hoặc hướng hành động mới phù hợp hơn với những định hướng của nhà lãnh đạo trong tương lai. 5. Quản lý mục tiêu thường xuyên: Trong quá trình đặt mục tiêu, bạn không nên quá áp lực rằng tất cả các mục tiêu đều cần được thực hiện ngay một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể chia nhỏ mục tiêu thành những mốc ngắn hạn cụ thể để hỗ trợ cho những mục tiêu dài hạn sau này. Thêm vào đó, cũng cần quan tâm đến cảm nhận của bản thân khi thực hiện mục tiêu rằng mục tiêu đó có khiến bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng hay không? Nếu câu trả lời là có thì cần quản lý lại mục tiêu đặt ra và xem xét có nên điều chỉnh mục tiêu và khoảng thời gian thực hiện hay không? Và có thể chia nhiệm vụ thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ quản lý hay không? Trên đây là những cách hữu hiệu giúp các nhà lãnh đạo có thể tối ưu hóa quá trình từ đặt mục tiêu cho đến thực hiện mục tiêu. Trong đó, quá trình đặt mục tiêu cần tuân theo nguyên tắc SMART và luôn hướng đến sự rõ ràng là yếu tố quan trọng hàng đầu của một mục tiêu hiệu quả. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện mục tiêu, thường xuyên chia nhỏ các mốc thời gian để kiểm tra, nhìn nhận và đánh giá lại mục tiêu hiện tại để có định hướng điều chỉnh mục tiêu mới phù hợp hơn. - Bạn có biết cấp độ về khả năng lãnh đạo của các nhà quản trị trong doanh nghiệp? - Họ có trang bị đủ kĩ năng giúp doanh nghiệp tối ưu hoá công việc và lợi nhuận? → Làm bài test để nhân ngay kết quả phân tích kỹ năng cần cải thiện: https://proacademy.involve.me/how-productive-is-your-team Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching
0 Comments
Leave a Reply. |
Categories
All
AuthorWe are writing to share you about all the positives we, VSHR Group is making |