Employee turnover rate (tỷ lệ nhân viên nghỉ việc) là một trong những chỉ số phản ánh mức độ tốt hoặc xấu của môi trường làm việc, chính sách nhân sự về chế độ đãi ngộ và phúc lợi dành cho nhân viên. Trên thực tế, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc có thể xuất phát từ quyết định của doanh nghiệp về việc cắt giảm nhân sự hoặc thế chỗ nhân sự phù hợp hơn. Trong trường hợp này, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc không phải điều cần bận tâm quá nhiều. Tuy nhiên, nếu trường hợp ngược lại là tỷ lệ nhân viên nghỉ việc xuất phát từ sự tự mong muốn của nhân viên thì doanh nghiệp nên tập trung suy xét nguyên nhân và đề xuất định hướng khắc phục nếu tỷ lệ nghỉ việc đã vượt ngưỡng từ 5% trở lên. Trong đó, công thức tính trung bình tỷ lệ nhân viên nghỉ việc hằng tháng sẽ được tính bằng cách lấy số nhân sự đã nghỉ việc trong tháng chia cho tổng số nhân sự trung bình trong tháng, rồi nhân với 100. Trên thực tế, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao sẽ có các tác động tiêu cực đến thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp, giảm kết quả doanh thu và tốn nhiều chi phí để thay nhân viên mới. Do đó, các doanh nghiệp cần xác định rõ nguyên nhân tỷ lệ nhân viên nghỉ việc để có các cách khắc phục kịp thời. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao ở công ty: - Văn hóa doanh nghiệp độc hại: đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ nhân viên nghỉ việc. Theo khảo sát của Flexjob, có đến 62% nhân viên cho biết họ nghỉ việc vì lý do này. Văn hóa doanh nghiệp độc hại có thể đến từ nhiều phía như cấp trên chèn ép, không công bằng hoặc đồng nghiệp và cấp dưới chia bè phái nói xấu lẫn nhau,... - Chế độ lương thưởng không phù hợp: một trong những yếu tố nhân sự rất quan tâm tại doanh nghiệp bởi lẽ lương thưởng và những điều tác động trực tiếp đến đời sống cá nhân và gia đình của nhân viên nên họ cần một chế độ lương thưởng xứng đáng với những gì họ cống hiến cho doanh nghiệp. Theo khảo sát của Oracle Netsuite chứng minh rằng việc tăng trung bình 10% mức lương cơ bản sẽ giúp tăng 1.5% cơ hội để giữ chân một nhân viên trong doanh nghiệp cho vị trí tiếp theo họ đảm nhận. - Thiếu sự công nhận và phản hồi góp ý từ cấp trên: bất kỳ một nhân viên nào đều cần nhìn thấy bản thân có được sự tiến bộ và phát triển trên con đường sự nghiệp của mình thông qua những phản hồi góp ý và sự công nhận từ cấp trên. Trên thực tế, khảo sát của Oracle Netsuite đã chỉ ra rằng những nhân viên nhận được phản hồi góp ý thường xuyên sẽ có tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn 14.9% so với các nhân viên không nhận được điều này. - Công ty thiếu định hướng mục tiêu: một công ty thiếu đi mục tiêu và định hướng đặt ra sẽ làm giảm động lực tổng thể đội ngũ nhân sự. Theo khảo sát Oracle Netsuite, công ty có mục sứ mệnh, mục đích hoạt động rõ ràng sẽ giúp giảm 49% sức lực của các nhân viên trong việc phải làm rất nhiều việc nhưng không đáp ứng trọng tâm mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. - Môi trường làm việc quá căng thẳng: việc nhân viên luôn rơi vào trạng thái mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống hằng ngày sẽ khiến họ lâu dần rơi vào trạng thái mệt mỏi, giảm tinh thần làm việc và dẫn đến kết quả công việc kém hiệu quả. Theo kháo sát của Flexjob, có đến khoảng phân nửa số người khảo sát cho biết việc không thể cân bằng được công việc và sức khỏe là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc ở họ. Như vậy, một số cách để khắc phục tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao gồm: - Cần thiết lập rõ ràng hơn quy trình tuyển dụng ngay từ đầu nhằm đảm bảo rằng giữa ứng viên và môi trường văn hóa doanh nghiệp cần có sự hòa hợp. - Xây dựng văn hóa làm việc lành mạnh, có sự gắn kết giữa mọi người trong đội ngũ. - Thường xuyên thăm dò thị trường và điều chỉnh mức lương thưởng tương xứng với những gì nhân viên cống hiến cho doanh nghiệp. - Cho phép sự linh động trong lịch làm việc và nơi làm việc để nhân viên có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn. - Nâng cao sự giao tiếp, phản hồi góp ý hai chiều giữa các cấp lãnh đạo, quản lý và nhân viên để nhân viên cảm thấy được công nhận và có động lực phát triển bản thân hơn. - Khảo sát thường xuyên về sự hài lòng của nhân viên đối với các yếu tố văn hóa, phúc lợi, chế độ đãi ngộ,... của doanh nghiệp nhằm có cái nhìn thực tiễn về những điều công ty cần cải thiện để giữ chân nhân viên hiệu quả hơn. -.... Trên đây là những nguyên nhân và định hướng khắc phục liên quan đến tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên. Trong đó, tỷ lệ nghỉ việc có thể giảm được phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cộng hưởng đến từ nhà lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp cũng như cơ hội nhân viên được đào tạo và phát triển sự nghiệp,... Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ nguyên nhân và có những giải pháp khắc phục tương ứng sẽ giúp giữ chân nhân tài và tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Chiến lược phát triển nhân sự của lãnh đạo trong đội nhóm bạn đang ở mức độ nào? Có điều gì họ cần cải thiện để thúc đẩy hiệu suất đội nhóm? → Làm bài test để nhận ngay kết quả phân tích kỹ năng cần cải thiện https://proacademy.involve.me/workforce-srategy-scorecard Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching
0 Comments
Leave a Reply. |
Categories
All
AuthorWe are writing to share you about all the positives we, VSHR Group is making |