Mọi lãnh đạo đều cần công nhận những thành tích mà nhân viên đã đạt được. Điều đó giúp cải thiện năng suất, tinh thần làm việc, khả năng 'giữ chân' người giỏi, và nâng cao động lực cho nhân viên. Tuy nhiên, Theo nghiên cứu của ông Christopher Littlefield cho rằng có 88% nhân viên đánh giá cao việc được công nhận, nhưng cũng có tới 70% cảm thấy bối rối, khó chịu. Người cho lời khen thường lo lắng rằng bị coi là kẻ nịnh bợ, lời khen bị hiểu sai. Phía nhận lời khen thường thấy bản thân không xứng đáng, hoài nghi về ý nghĩa thực sự đằng sau lời khen hoặc lo lắng sẽ không thể tiếp tục làm tốt hơn. Cách khen và tiếp nhận một lời khen cần sự khéo léo, am hiểu. Lời khen cụ thể về một công việc, khía cạnh và đúng lúc sẽ có ý nghĩa hơn so với câu khen chung chung, hời hợt. Và lời khen cũng như kỹ năng, là điều cần luyện tập, tạo thành thói quen hằng ngày, dung nhập nó vào lối sống và công việc nhằm duy trì hiệu quả của việc tạo động lực, tác động tích cực hiệu quả công việc của toàn doanh nghiệp. Đưa lời khen một cách khéo léo
Lời khen đúng lúc đúng chỗ
Để lời khen có căn cứ và không hời hợt thì hãy suy nghĩ về các đóng góp tích cực của nhân viên như một thói quen hằng ngày. "Hôm nay ai đã làm nhiều hơn mong đợi?" "Ai đã có đóng góp hữu ích?" "Ai đã vượt lên trên chính họ?" "Ai đã vượt xa sự mong đợi so với mọi người xung quanh?". Và hãy trao lời khen theo cách phù hợp, có ý nghĩa nhất với họ. Training 4.0 People Empowerment RPO
Pro EduX HR Audit Train The Trainers Future Leadership Program Workforce Competency Center Pro Career Coaching
0 Comments
Leave a Reply. |
Categories
All
AuthorWe are writing to share you about all the positives we, VSHR Group is making |