Xăm hình đang ngày càng được ưa chuộng, tuy nhiên không nên xem nhẹ những mối nguy hại mà nó có thể đem đến cho chúng ta. Vì vậy cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về xăm hình và cách hạn chế cũng như cách đề phòng những nguy hiểm có thể xảy ra nếu bạn đang dự định có một hình xăm cho bản thân. Hình xăm được làm như thế nào? Hình xăm là một dấu vết tồn tại vĩnh viễn trên da được tạo thành bằng cách phun chất màu vào lớp biểu bì của da. Thợ xăm sẽ dùng dụng cụ có một hoặc nhiều đầu kim đâm lặp đi lặp lại lên da, qua mỗi lần đâm như vậy mực xăm sẽ được bơm vào da. Quá trình xăm không sử dụng thuốc gây mê, khi thực hiện sẽ gây ra chảy máu một ít và gây đau.[1] Các rủi ro có thể xảy ra khi xăm: Một số biến chứng cơ bản có thể xảy ra sau khi xăm, như [2] :
Và tiếp theo sẽ là về vấn đề xóa bỏ hình xăm. Chúng ta đều không biết những hậu quả dài hạn hay ngắn hạn có thể xảy ra sau khi phá vỡ các sắc tố bằng tia Laser. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rõ các phương pháp xóa bỏ hình xăm sẽ để lại sẹo vĩnh viễn. [3] Một vấn đề thường gặp: không hài lòng sau khi xăm Một vấn đề hay xảy ra sau khi xăm là bạn muốn xóa nó đi. Tuy nhiên việc xóa bỏ hình xăm có thể rất khó khăn. Mặc dù ban đầu bạn có thể hài lòng đối với hình xăm của mình, nhưng theo thời gian hình xăm thường hay mờ đi. Nếu như các sắc tố của hình xăm được tiêm vào quá sâu trong da, thì các chất sắc tố này có thể lan rộng ra khỏi vị trí ban đầu,làm cho hình xăm bị lem. Một vấn đề không hài lòng nữa đó là cơ thể con người luôn thay đổi theo thời gian và phong cách cũng thay đổi theo mùa. Lúc đầu mới xăm bạn có thể cảm thấy hài lòng, tuy nhiên về sau thì cảm thấy không còn phù hợp với những xu hướng thay đổi về màu da, khuôn mặt, hình dáng cơ thể nữa. Những ai có ý định phẫu thuật thẩm mỹ ở khuôn mặt luôn được khuyên rằng diện mạo sau khi phẫu thuật có thể sẽ bị méo mó. Xăm hình dường như là phong cách bây giờ cũng có thể trở nên lỗi thời sau này. Và việc thay đổi hình xăm là điều không hề dễ như là thay đổi suy nghĩ. Hãy thảo luận với bác sĩ về phương pháp tốt nhất để xóa hình xăm.[2] Hãy suy nghĩ trước khi quyết định xăm Việc xóa bỏ hình xăm có thể khó hơn so với bạn nghĩ. Cho nên hãy suy nghĩ kĩ về những rủi ro có thể xảy ra. Và nên nhớ rằng xóa bỏ một hình xăm là một quá trình rất kỹ càng và tỉ mỉ, việc xóa hoàn toàn mà không để lại sẹo là việc không thể xảy ra. [3] Bạn cũng có thể sử dụng các loại mực xăm ngắn hạn như là mực xăm henna nếu như bạn không muốn xăm vĩnh viễn. Tuy nhiên vẫn nên cẩn thận. Như bạn thấy trong hình thì những hình xăm này có thể gây phản ứng dị ứng. Thuốc nhuộm màu nâu đỏ từ cây henna chỉ được FDA phê duyệt cho dùng tạo màu cho tóc, không dành để tạo hình xăm trên da. Nên tránh các hình xăm henna loại màu đen hoặc là màu xanh. Những màu đó có thể có nguồn gốc từ than, hắc ín, những thứ đó sẽ gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. [4] Biên soạn: Lê Nhả Duyên -SVY2- ĐH Y Dược Huế.
Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi Infographic: Mai Thị Duyên – Anh ngữ Popodoo Lai Châu Tài liệu tham khảo: 1.Tattoos: Understand risks and precautions, Mayoclinic, March 03, 2018 https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/tattoos-and-piercings/art-20045067 (truy cập 10/01/2019) 2. Tattoos & Permanent Makeup: Fact Sheet, FDA, 09/10/2018, https://www.fda.gov/cosmetics/productsingredients/products/ucm108530.htm (truy cập 12/01/2019) 3. Think Before You Ink: Are Tattoos Safe?, FDA, May 2, 2017, https://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm048919.htm(truy cập 12/01/2019) 4. Before You Tattoo Slideshow: Tattoo Types, Safety, Removal, webmd, July 17, 2018, https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/ss/slideshow-before-you-tattoo (truy cập 12/01/2019)
0 Comments
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho hầu hết trẻ sơ sinh, góp phần làm giảm các nguy cơ về sức khoẻ ngắn hạn và dài hạn ở cả người mẹ và em bé [1]. Cho con bú sữa mẹ là món quà tuyệt vời nhất dành cho cả bạn và con. Chính vì vậy tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho bú đến khi trẻ 2 tuổi hoặc hơn [2]. Tuy nhiên tại Việt Nam theo khảo sát năm 2009 thì tỉ lệ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ chiếm 20% [3]. Hãy cùng tìm hiểu thêm về lợi ích của sữa mẹ cũng như tác dụng của việc cho con bú đối với bản thân người mẹ.
Lợi ích cho trẻ Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ vì các lý do sau: – Sữa mẹ có chứa nhiều tế bào, hormone và các kháng thể giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh tật. Sự bảo vệ này là duy nhất và thay đổi hàng ngày để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của trẻ. Bé được bú mẹ càng lâu thì càng được có lợi cho sức khỏe của bé. – Sữa mẹ có đầy đủ các thành phần béo, đường, nước, đạm và các khoáng chất cần thiết. Cùng với sự lớn lên của bé, các thành phần này cũng được thay đổi theo để phù hợp với sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ – Nghiên cứu cho thấy trẻ được bú mẹ có nguy cơ mắc các bệnh dưới đây thấp hơn: – Hen suyễn – Ung thư máu (khi nhỏ) – Béo phì (khi nhỏ) – Viêm tai – Chàm da – Tiêu chảy và nôn ói – Viêm nhiễm đường hô hấp dưới – Viêm ruột hoại tử sơ sinh, một bệnh lý ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ sinh non hay trẻ sinh trước 37 tuần. – Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) – Tiểu đường tuýp 2 – Sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa công thức. – Sữa mẹ có thể giúp làm giảm nguy cơ của các vấn đề sức khỏe ngắn hạn và dài hạn ở những trẻ sinh non.[4][5] Lợi ích cho mẹ [6][7] Sản xuất hormone tốt Nhiều người mẹ sẽ cảm thấy phấn chấn và vui vẻ hơn khi ôm ấp cho con bú. Những cảm xúc này được tăng lên bởi sự sản xuất của nhiều loại hormone, chẳng hạn như: – Prolactin: giúp tạo cảm giác an bình, làm cho bạn thấy thư giãn và tập trung lên em bé. – Oxytocin: làm tăng cảm xúc tình yêu và sự gắn kết giữa mẹ và con. Những cảm giác an lành này là một trong những lý do nhiều phụ nữ tiếp tục cho các con tiếp theo bú sau khi cho bé đầu tiên bú mẹ. Tốt cho sức khỏe của mẹ Ngoài tác dụng tích cực lên cảm xúc của mẹ, việc cho con bú còn có nhiều lợi ích lên sức khỏe của mẹ: – Những người mẹ cho con bú sẽ hồi phục nhanh chóng và dễ dàng hơn sau khi sinh. Hormone oxytocin sản xuất khi cho con bú sẽ giúp tử cung co lại về kích thước bình thường nhanh hơn và có thể làm giảm chảy máu hậu sản. – Cho con bú có thể giúp giảm cân dễ dàng hơn vì người mẹ sử dụng nhiều calories để tạo sữa cho bé bú. Phụ nữ cho con bú mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu thường giảm cân nhiều hơn so với những người mẹ khác. Những người tiếp tục cho con bú hơn 4-6 tháng có thể tiếp tục giảm thêm cân. – Nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ cho con bú có tỉ lệ ung thư vú và buồng trứng thấp hơn. – Một số nghiên cứu phát hiện rằng việc cho con bú mẹ giúp làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2, thấp khớp và các bệnh tim mạch, bao gồm cao huyết áp và mỡ máu. – Cho con bú mẹ hoàn toàn cũng giúp trì hoãn có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh, giúp giãn khoảng cách giữa các lần mang thai. Cho con bú mẹ hoàn toàn có thể là một phương pháp ngừa thai tự nhiên nếu như người mẹ chưa có kinh trở lại, em bé bú mẹ cả ngày và đêm, và em bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Lợi ích thực tiễn – Sữa mẹ rẻ hơn sữa công thức rất nhiều. Khi cho con bú,người mẹ chỉ cần bổ sung thêm nhiều nhất là 400-500 calories hàng ngày để sản xuất đủ sữa cho con bú, trong khi sữa công thức thì có thể tiêu tốn đến hàng triệu đồng mỗi tháng tùy thuộc vào hãng sữa và lượng sữa tiêu thụ. – Buổi tối, cho bé bú trực tiếp đơn giản hơn nhiều so với việc phải ngồi dậy pha sữa cho bé. – Khi đi công việc hoặc đi xa, chỉ cần bế bé lên và đi, không cần phải mang nhiều đồ để pha sữa. – Cho con bú cũng tác động tích cực lên môi trường bởi vì không cần phải rửa bình sữa cũng như không cần phải bỏ hộp sữa sau khi dùng. Lợi ích quan trọng nhất: cảm giác đong đầy tình mẫu tử Hầu hết các bà mẹ đặt cảm xúc này lên hàng đầu trong những lý do vì sao họ chọn cho con bú. Vì chỉ có mẹ mới có thể cho con bú, cho nên việc cho con bú mẹ là một trải nghiệm cảm xúc đặc biệt, tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ và duy nhất cả về thể chất và tinh thần cho mẹ và bé. Biên soạn: DS. Lê Võ Hoàng Yến Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi Infographic: Phạm Hoài Phương Lan-SV- ĐH Công Nghệ TPHCM Tài liệu tham khảo
Chăm sóc sức khỏe trước khi đi du lịch
Vắc-xin
Bệnh tiêu chảy
Sốt rét và các bệnh khác lây lan qua côn trùng, sâu bọ
Giúp con bạn ngăn ngừa muỗi đốt và sử dụng thuốc chống côn trùng:
Bệnh dại
An toàn đường bộ
Đuối nước và bệnh liên quan đến nước và chấn thương
Biên soạn: CN.Đào Nhựt Nam Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi Infographic: Mai Thị Duyên – Anh ngữ Popodoo Lai Châu Tài liệu tham khảo:
Sữa non là gì? Sữa non là sữa được tiết ra từ tuyến vú của con cái trong vài ngày đầu tiên sau sinh, trước khi sữa trưởng thành (sữa thật sự) xuất hiện. Sữa non đặc, màu trắng vàng. Sữa non chứa protein, carbohydrat,chất béo,vitamin,chất khoáng. Sữa non giàu protein, ít carbohydrate và chất béo hơn sữa trưởng thành. Ngoài ra sữa non còn giàu yếu tố miễn dịch, cung cấp kháng thể bảo vệ con non trong giai đoạn đầu đời. Lượng kháng thể trong sữa non có thể cao gấp 100 lần lượng kháng thể trong sữa bò bình thường [1], [3] Thành phần của sữa non? Sữa non của các loài động vật khác nhau sẽ có tỉ lệ các thành phần khác nhau để phù hợp với nhu cầu của con non từng loài, tựu chung lại thành phần sẽ được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm thành phần dinh dưỡng, nhóm yếu tố miễn dịch, nhóm yếu tố tăng trưởng [2]. So sánh thành phần sữa non của người và các loại động vật khác Về giá trị dinh dưỡng [2] Tỉ lệ phần trăm chất béo trong sữa non người thấp hơn so với sữa non bò và trâu. Lượng protein trong chất sữa non người rất thấp so với các loài động vật khác được so sánh trong bảng. Tỉ lệ lactose trong sữa bò thấp nhất trong nhóm so sánh, trong khi lactose trong sữa người là cao nhất. (Lactose là một loại đường có trong sữa của động vật có vú. Khi vào cơ thể, lactose được phân hủy thành glucose và galactose ở ruột non để hấp thu [4]). Về yếu tố miễn dịch [5] Trong sữa non bò, tỉ lệ IgG cao nhất (86% tổng Globulin miễn dịch), trong khi đó ở sữa non người, IgA chiếm tỉ lệ cao nhất (90% tổng Globulin miễn dịch), còn IgG chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2%). Có sự khác biệt này là do IgG ở người được truyền từ mẹ sang con qua nhau thai trước khi sinh, còn nồng độ IgA ở trẻ sơ sinh rất thấp. Trong khi đó ở bò, IgG không được truyền qua nhau thai, con bê không nhận được kháng thể IgG từ mẹ nên sữa non bò có lượng IgG cao [6]. Các IgA trong sữa non mẹ giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh lý nhiễm khuẩn, đặc biệt liên quan đến đường ruột. Theo giả định về tác dụng và kết quả nghiên cứu về IgG bò trong cơ thể người cho thấy về mặt chức năng, IgG bò có tác dụng với hệ thống miễn dịch của người. Ngoài ra với trẻ nhỏ, IgG dường như còn nguyên vẹn khi đi qua đường tiêu hóa, do đó vẫn giữ nguyên được tác dụng của nó. Với đường tiêu hóa của người lớn, tỉ lệ sống sót và có tác dụng của IgG bò vẫn có sự sai lệch về kết quả giữa các nghiên cứu [6]. Tác dụng của sữa non bò Các trường hợp sử dụng sữa non bò hiệu quả [2], [3], [6]:
Liều dùng sữa non bò [3]: Với người lớn:
Một số lưu ý khác:
Biên soạn: DS. Lê Thị Hồng Ngọc
Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi Infographic: Mai Thị Duyên – Anh ngữ Popodoo Lai Châu Tài liệu tham khảo: 1.Joy Bryant; Jennifer Thistle. Anatomy, Colostrum. December 9, 2018. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513256/ (truy cập 1/2/2019) 2.Bagwe S, Tharappel LJ, Kaur G, Buttar HS. Bovine colostrum: an emerging nutraceutical. J Complement Integr Med. 2015 Sep;12(3):175-85. doi: 10.1515/jcim-2014-0039. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25781716 (truy cập 1/2/2019) 3.Bovine colostrum, Webmd, https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-785/bovine-colostrum (truy cập 1/2/2019) 4.Talia F. Malik; Kiran K. Panuganti. Lactose Intolerance. October 27, 2018. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK532285/ (truy cập 1/2/2019) 5.Stelwagen K, Carpenter E, Haigh B, Hodgkinson A, Wheeler TT. Immune components of bovine colostrum and milk. J Anim Sci. 2009 Apr;87(13 Suppl):3-9. doi: 10.2527/jas.2008-1377. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18952725 (truy cập 1/2/2019) 6.Laurien H. Ulfman, Jeanette H. W. Leusen, Huub F. J. Savelkoul, John O. Warner, R. J. Joost van Neerven. Effects of Bovine Immunoglobulins on Immune Function, Allergy, and Infection. Front Nutr. 2018; 5: 52. Published online 2018 Jun 22. doi: 10.3389/fnut.2018.00052. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6024018/ (truy cập 1/2/2019) 7.Rotavirus (CDC), April 23, 2018, https://www.cdc.gov/rotavirus/about/symptoms.html (truy cập 1/2/2019) Đái tháo đường là bệnh xảy ra khi hàm lượng Glucose máu còn gọi là đường máu của bạn quá cao. Qua thời gian, lượng đường tích lũy quá nhiều trong máu có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Mặc dù tiểu đường không chữa được, bệnh nhân tiểu đường có thể từng bước kiểm soát tình trạng bệnh của họ và sống khỏe mạnh. Dùng Insulin và các thuốc trị tiểu đường khác là một phần của điều trị tiểu đường, cùng với lựa chọn các thực phẩm khỏe mạnh và hoạt động thể lực.[1] Thực phẩm chức năng Theo FDA, các thực phẩm chức năng bao gồm các loại vitamin, các chất khoáng, các loại thảo dược như quế và một loại thảo dược có tên là St.John’s wort, và các loại acid amin. Chúng có thể được sử dụng bổ sung vào thực đơn dưới dạng viên uống, dạng chất lỏng hoặc là dạng bột. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc [2],[3]. Thảo dược St.John’s wort có hoa màu vàng và nó đã được sử dụng cho các mục đích điều trị ở nhiều nơi trên thế giới qua hàng ngàn năm. Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hiệu quả của loại thảo dược St.John’s wort này.[3] Các dạng chủ yếu của phẩm chức năng chính bao gồm: các loại thảo dược (chiết xuất từ các loại cây và có thể bao gồm các loại cỏ), các loại vitamin, khoáng chất, acid béo và các loại thực phẩm chức năng khác.[3] Thực phẩm chức năng có thể giúp kiểm soát Bệnh tiểu đường như thế nào ? Cho đến nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu chứng minh hiệu quả của các loại thực phẩm chức năng trong bệnh tiểu đường. [4]
Acid alpha Lipoic đang được nghiên cứu về hiệu quả trong điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm bệnh phù võng mạc đái tháo đường ( một bệnh về mắt dẫn đến mất thị lực) và bệnh thần kinh đái tháo đường ( tổn thương thần kinh do tiểu đường) Khuyến cáo: Bổ sung liều cao acid alpha lipoic có thể gây ra các vấn đề về dạ dày.
Cây quế không mang lại lợi ích rõ ràng đối với bệnh tiểu đường. Các thảo dược được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm khổ qua, nhiều loại thuốc Bắc, cỏ cari (fenugreek), nhân sâm, kế sữa (milk thistle) và khoai lang. Chưa có nghiên cứu có thể chứng minh được rằng bất kì loại nào trong số đó là hiệu quả, và ngoài ra một số còn có tác dụng phụ. Khuyến cáo: Chúng ta có rất ít thông tin kết luận về sự an toàn của việc sử dụng thảo dược bổ sung. Loại quế Cassia là loại quế được bán phổ biến nhất ở Mỹ và Canada, chứa một lượng thay đổi Coumarin, chất này có thể gây ra hoặc là làm tệ hơn bệnh về gan. Sử dụng các thảo dược như St. John’s wort, xương rồng lê gai, lô hội, hoặc nhân sâm kết hợp với các thuốc tiểu đường thông thường có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Bổ sung Omega 3 thường không có tác dụng phụ. Trong trường hợp có xảy ra tác dụng phụ thì cũng chỉ có các triệu chứng nhẹ nhàng như khó thở, khó tiêu, tiêu chảy. Bổ sung omega 3 có thể tương tác với các loại thuốc ảnh hưởng đến sự đông máu.
Hàm lượng thấp vitamin D thường kết hợp với việc tăng nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa, như tiểu đường loại 2, đề kháng Insulin. Tuy nhiên vitamin D không giúp gì trong việc ngăn ngừa và điều hòa đường huyết đối với người có đường huyết bình thường, người tiền đái tháo đường và người mắc đái tháo đường loại 2.
Với các nghiên cứu đang được tiến hành chỉ ra 2 chất khoáng có thể liên quan tới việc kiểm soát đường máu: là crôm và magie Crôm giúp cơ thể sử dụng đường một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định liệu bổ sung Magie có giúp kiểm soát mức đường trong máu ở những người không thiếu Magie hay không.[4] Một bài phê bình trên tạp chí Y Dược năm 2014 ,với 25 nghiên cứu, bao gồm 1600 người tham gia, đã kết luận rằng việc bổ sung crôm đi cùng với điều trị thông thường giúp nâng cao việc kiểm soát đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường (chủ yếu là loại 2) kiểm soát đường huyết kém. Bổ sung crôm có thể gây sưng và đau dạ dày. Có một vài báo cáo về tổn thương thận, các vấn đề ở cơ và các phản ứng ở da khi dùng liều cao. Các tác dụng đối với việc dùng crôm dài ngày vẫn chưa được nghiên cứu.[1] Magie: lượng magie thường thấp ở những người có vấn đề với việc bài tiết Insulin và những người tiểu đường type 2 có biến chứng. Liệu việc bổ sung Magie có thể giúp làm giảm những vấn đề trên hay không vẫn còn chưa được biết rõ.[4] Magie có nhiều trong các loại ngũ cốc có cám, như các loại hạt, hạt dẻ, rau bina. Bổ sung Magie liều cao có thể gây ra tiêu chảy và đau quặn bụng. Bổ sung liều rất cao Magie trên 5000 mg/ngày có thể gây tử vong.[1] Có mối liên hệ giữa việc sử dụng một số thực phẩm chức năng và bệnh thận. Đây là vấn đề đáng quan ngại ở bệnh nhân tiểu đường, vì tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về thận. Nếu bạn mắc phải hoặc có nguy cơ mắc các bệnh thận thì việc sử dụng các thực phẩm chức năng nên được giám sát bởi chuyên gia y tế.[1]
Thực phẩm chức năng có thể làm cản trở việc kiểm soát bệnh tiểu đường như thế nào ? Nếu bạn không cẩn thận thì việc sử dụng thực phẩm chức năng trong bệnh tiểu đường có thể gây nguy hiểm. Và đây là lý do tại sao :[4]
Dinh dưỡng và hoạt động thể chất cho bệnh nhân tiểu đường Dinh dưỡng và hoạt động thể chất để có lối sống khỏe mạnh có thể giúp ích cho những người mắc tiểu đường. FDA cũng cảnh báo người tiêu dùng không nên mua các sản phẩm bất hợp pháp, các sản phẩm khẳng định rằng có thể chữa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Các sản phẩm loại này thường hay có những câu quảng cáo khẳng định như “ hạ đường huyết một cách tự nhiên” hoặc là “ liệu pháp rẻ tiền giúp điều trị tiểu đường type 2”. Các sản phẩm này có thể chứa các thành phần có hại và nhãn mác của sản phẩm có thể không phản ánh đúng thành phần bên trong.[1] Hãy nhớ rằng các thực phẩm chức năng có thể tương tác với các liệu pháp điều trị hoặc với các thực phẩm chức năng khác.[1] Hãy chịu trách nhiệm đối với sức khỏe của bạn và nói chuyện với chuyên gia tư vấn sức khỏe về các thực phẩm chức năng bạn muốn sử dụng thể đưa ra các quyết định đúng đắn cho mình.[1] Biên soạn: Lê Nhả Duyên -SV Y2 ĐH Y dược Huế Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan thi Infographic: Mai Thị Duyên – Anh ngữ Popodoo Lai Châu Tài liệu tham khảo :
Thực phẩm chức năng (TPCN) có thể có lợi cho bạn. Tuy nhiên sử dụng chúng cũng liên quan đến một vài nguy cơ cho sức khỏe. Cần lưu ý là Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không thẩm định liệu TPCN có an toàn và hiệu quả trước khi chúng bán ra thị trường. [5] Vậy thực sự thực phẩm chức năng có cần thiết cho bạn? Chúng có hiệu quả và an toàn? Có giúp bạn khỏe mạnh hơn? Thực phẩm chức năng là gì? Thực phẩm chức năng là các hợp chất bổ sung dinh dưỡng, được sử dụng thêm vào bữa ăn hàng ngày, hoặc sử dụng để giảm một số nguy cơ về sức khỏe, ví dụ: loãng xương, viêm khớp…[2] TPCN có thể ở các dạng: viên uống, con nhộng, viên gel, chất lỏng. TPCN bao gồm: các vitamin, khoáng chất, thảo dược, amino acid, enzyme. TPCN không cần phải qua các kiểm tra giống như thuốc để được đưa ra thị trường. [1] Vậy TPCN có khác thực phẩm và thuốc? Mặc dù TPCN được quản lý bởi FDA cũng như thực phẩm, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm khác so với thực phẩm và với thuốc. Một sản phẩm được phân loại là TPCN, thực phẩm truyền thống hay thuốc tùy theo mục đích sử dụng của chúng. Đa phần phân loại TPCN được quyết định bởi nhà sản xuất, dựa trên các thông tin trên nhãn sản phẩm hoặc thông tin đính kèm, mặc dù hiện nay có nhiều thực phẩm hay TPCN không ghi thông tin này trên nhãn.[4] Nhà sản xuất có thể đưa những thông tin gì về sản phẩm TPCN hay thuốc của họ? Các loại thông tin trên nhãn sản phẩm của TPCN và thuốc là khác nhau. Nhà sản xuất thuốc có thể nói sản phẩm của họ sẽ giúp chẩn đoán, điều trị, làm giảm bớt hoặc phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên các thông tin này có thể là không cho phép viết trên nhãn của TPCN.[4]Trên nhãn của TPCN hay thực phẩm, nhà sản xuất chỉ được đưa một trong 3 loại thông tin: thông tin sức khỏe, thông tin thành phần dinh dưỡng, thông tin về cấu trúc/chức năng. Thông tin sức khỏe mô tả mối quan hệ giữa thực phẩm, các thành phần của thực phẩm hay TPCN với việc giảm nguy cơ bệnh tật hay các vấn đề sức khỏe liên quan. Thông tin về dinh dưỡng mô tả tỷ lệ tương đối các thành phần của TPCN. Thông tin về cấu trúc/ chức năng đưa ra lời khẳng định một thực phẩm sẽ tác động đến cơ quan/cơ thể như thế nào, và có thể không đề cập đến một bệnh cụ thể. Thông tin về cấu trúc/chức năng không yêu cầu có sự phê duyệt của FDA nhưng nhà sản xuất phải cung cấp cho FDA tài liệu chứng minh trong vòng 30 ngày khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Các nhãn sản phẩm bao gồm các thông tin như vậy cũng phải bao gồm thêm thông tin “Các nội dung trên đây không được đánh giá bởi FDA. Sản phẩm này không được dùng để chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh hay phòng ngừa bệnh.” [4] Tôi có cần sử dụng TPCN không? Một chế độ ăn uống đa dạng, nhiều loại thức ăn tốt cho sức khỏe là cách tốt nhất để cung cấp cho cơ thể các loại chất dinh dưỡng. Tuy nhiên một số người không cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất từ bữa ăn, khi đó họ có thể sử dụng TPCN để cung cấp thêm khoáng chất cần thiết bị thiếu trong bữa ăn hàng ngày. TPCN khi sử dụng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc khác, do đó luôn luôn báo cho bác sĩ biết các loại TPCN bạn đang dùng khi bạn có dùng thuốc. Vậy liệu bạn có cần sử dụng TPCN hay không? Có thể là cần, nhưng thường thì bạn không cần. Tự hỏi bản thân tại sao bạn nghĩ bạn cần phải sử dụng TPCN? Có phải bạn lo ngại bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ dinh dưỡng? Hay có phải bạn bè giới thiệu, quảng cáo trên báo đài, online về 1 loại TPCN nào đó sẽ giúp bạn khỏe hơn, phòng ngừa bệnh tật hay sống lâu hơn? Cần biết rằng, thông thường, có rất ít bằng chứng rõ ràng từ các nghiên cứu chứng minh cho các hiệu quả kể trên. TPCN thường khá đắt, có thể không có hiệu quả[2]. Nhiều loại TPCN gồm các thành phần có ảnh hưởng mạnh đến cơ thể khi sử dụng. Luôn lưu ý các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, đặc biệt khi bạn bắt đầu sử dụng 1 loại TPCN mới. TPCN có thể gây ra các tác dụng phụ, thậm chí có hại khi bạn sử dụng thay thế cho thuốc kê đơn hoặc sử dụng cùng lúc nhiều loại TPCN. [3] Cũng cần lưu ý rằng, hiện nay nhiều thành phần có trong TPCN đã được thêm vào rất nhiều thực phẩm, như các loại ngũ cốc ăn sáng hay trong đồ uống. Do đó cơ thể bạn có thể đã được bổ sung các vitamin và khoáng chất nhiều hơn bạn nghĩ, và bổ sung nhiều hơn nữa thì chưa chắc đã tốt hơn. Sử dụng nhiều hơn lượng bạn cần không những tốn kém mà còn gia tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn. Ví dụ, sử dụng quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến đau đầu, gây hại gan, giảm độ chắc khỏe xương và dùng trên phụ nữ có thai quá nhiều sẽ gây dị tật thai nhi. Dùng quá nhiều sắt sẽ có triệu chứng buồn nôn và nôn, gây hại gan và các cơ quan khác.[3] Cần cẩn trọng khi sử dụng TPCN đặc biệt khi bạn đang có thai/ cho con bú, hoặc sử dụng TPCN cho trẻ em vì phần lớn TPCN không được kiểm tra kỹ về độ an toàn trên các đối tượng này. Do đó, luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn dùng TPCN. Khi nghi ngờ mình gặp các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng TPCN, hãy báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế.[2] Nếu tôi trên 50 tuổi, tôi có cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất gì không? Khi bạn bước đến tuổi 50, bạn có thể cần nhiều vitamin và khoáng chất hơn khi bạn còn trẻ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có cần thay đổi chế độ ăn hoặc bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để cung cấp đủ các chất sau:
Vitamin B12: 2.4 mcg mỗi ngày. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày, bạn cần liều lượng khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn. Calcium: Phụ nữ trên 50 tuổi cần 1200mg mỗi ngày. Đàn ông từ 51-70 tuổi cần 1000mg và sau 70 tuổi cần 1200mg, dùng không quá 2000mg mỗi ngày. Vitamin D: 600 IU cho người từ 51-70 tuổi, 800 IU cho người trên 70 tuổi và không quá 4000 IU mỗi ngày. Vitamin B6: 1.7mg với đàn ông và 1.5mg với phụ nữ mỗi ngày.[2] Tôi có cần bổ sung thêm chất chống oxy hóa? Bạn đã nghe nhiều về chất chống oxy hóa trên báo đài. Đây là các hợp chất tự nhiên có trong thức ăn giúp bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh tật. Sau đây là các thực phẩm có chứa các chất chống oxy hóa cơ bản mà bạn nên đảm bảo có trong bữa ăn hàng ngày của mình:
Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy bổ sung một lượng lớn chất chống oxy hóa không giúp ngăn ngừa được các bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch hay đái tháo đường. Thực tế, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng lượng lớn chất chống oxy hóa sẽ gây hại. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn dùng bất kỳ loại TPCN nào.[2] Thực phẩm chức năng từ thảo dược có tốt không? Thực phẩm chức năng từ thảo dược có chứa thành phần từ thảo dược, cây, cỏ. Một vài ví dụ có thể kể ra là: gingko biloba, nhân sâm,… Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các dược liệu để bào chế ra các loại TPCN giúp phòng ngừa và điều trị các vấn đề sức khỏe. Hiện nay vẫn còn sớm để kết luận liệu TPCN từ thảo dược có hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã được thực hiện và kết quả cho thấy chưa có lợi ích rõ ràng của các loại thảo dược này.[2] Vậy TPCN có an toàn hay không? Tính đến nay, các nhà khoa học vẫn đang làm việc để trả lời câu hỏi này. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có trách nhiệm kiểm tra các thuốc kê đơn, ví dụ kháng sinh, thuốc hạ huyết áp … để đảm bảo các thuốc là an toàn và có hiệu quả. Các thuốc bán không kê đơn (thuốc OTC) như thuốc giảm đau,.. cũng phải đảm bảo được các yêu cầu này. Còn đối với TPCN, FDA không có trách nhiệm kiểm tra như đối với thuốc. Các công ty cũng không bị yêu cầu thông báo thông tin về an toàn của TPCN với FDA trước khi họ đưa sản phẩm ra thị trường. Họ chỉ có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm của họ là an toàn, tuy nhiên FDA sẽ không đánh giá mức độ an toàn trước khi các sản phẩm này có mặt ngoài thị trường. Khi FDA nhận được các báo cáo về các vấn đề với loại TPCN đó, họ sẽ đưa ra một cảnh báo sản phẩm không an toàn, thậm chí rút sản phẩm đó khỏi thị trường. Có một vài tổ chức tư nhân, như: The U.S. Pharmacopeia, NSF International, ConsumerLab.com, và The Natural Products Association có các con dấu chứng nhận cho TPCN. Để có được con dấu của các tổ chức này, các công ty phải tuân thủ theo một tiêu chuẩn về quy trình sản xuất, giới hạn về nồng độ/ hàm lượng một số hoạt chất và đảm bảo sản phẩm phải chứa các hoạt chất với hàm lượng ghi trên nhãn. [2] Bạn cần làm gì trước khi quyết định sử dụng TPCN?
Tóm lại, sử dụng TPCN giống như con dao 2 lưỡi: chỉ có lợi nếu bạn dùng khi thực sự cần và dùng đúng liều cần thiết. Đừng tự ý dùng TPCN chỉ vì bạn nghe được quảng cáo trên tivi hoặc từ ai đó. Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng dưỡng chất. Kết hợp chế độ ăn với chế độ tập luyện thể dục đều đặn, luôn giữ tinh thần thư thái, tích cực. Bỏ thuốc lá. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên và luôn báo cho bác sĩ biết nếu bạn có ý định dùng thêm bất kỳ loại TPCN nào. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ! Biên soạn: DS. Quản Thị Thùy Linh
Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi Infographic: Phạm Hoài Phương Lan-SV3- ĐH Công Nghệ TPHCM TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Dietary Supplements Summary, Medline Plus https://medlineplus.gov/dietarysupplements.html 2.Dietary Supplements, National Institute on Aging https://www.nia.nih.gov/health/dietary-supplements 3.Dietary Supplements: What you need to know?. National Institute of Health https://ods.od.nih.gov/HealthInformation/DS_WhatYouNeedToKnow.aspx 4.Dietary Supplements-Background Information,NIH, June 24, 2011, https://ods.od.nih.gov/factsheets/DietarySupplements-HealthProfessional/ 5.Dietary Supplements: What you need to know? U.S. Food & Drug Administration https://www.fda.gov/Food/ResourcesForYou/Consumers/ucm109760.htm Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, vaccine là một chế phẩm sinh học giúp cải thiện miễn dịch của cơ thể với một bệnh cụ thể. Một vaccine thông thường chứa một tác nhân tương tự một vi sinh vật gây bệnh, và thường được tạo ra từ các dạng suy yếu hay bất hoạt của vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn hoặc một protein bề mặt của vi khuẩn. Tác nhân này kích thích hệ miễn dịch cơ thể nhận ra tác nhân này là vật lạ, phá hủy nó, và “ghi nhớ” nó, từ đó hệ miễn dịch có thể dễ dàng hơn trong việc nhận ra và phá hủy bất kì vi sinh vật nào tương tự mà cơ thể gặp phải sau này. [1] Để hiểu làm thế nào và tại sao vaccine có thể có tác dụng như vậy, trước tiên chúng ta cần hiểu hệ thống miễn dịch của con người là gì và chúng làm việc như thế nào để bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Cơ thể bạn làm gì khi có “vật thể lạ” xâm nhập Hệ miễn dịch là một mạng lưới các tế bào, mô, cơ quan phối hợp với nhau giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh gây hại[11]. Chức năng cơ bản của hệ miễn dịch là xác định và tiêu diệt các chất lạ trong cơ thể (bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng, kể cả là các cơ quan hay các mô được cấy ghép) và phát triển một hệ thống phòng thủ chống lại chúng. Sự phòng vệ này gọi là phản ứng miễn dịch. Đáp ứng miễn dịch thường được chia thành miễn dịch bẩm sinh (hay miễn dịch tự nhiên-innate/natural/native immunity) và miễn dịch thích ứng (hay miễn dịch thu được-acquired immunity, miễn dịch đặc hiệu-specific immunity).[3] Mỗi vi khuẩn có phân tử đặc trưng, gọi là các kháng nguyên (antigents), đây là điểm phân biệt vi khuẩn có hại với những vi khuẩn vô hại cư trú trong cơ thể và các tế bào là một phần của cơ thể[8]. Mỗi vi khuẩn có các kháng nguyên đặc hiệu, đây là nền tảng để chế tạo vaccine.Hệ miễn dịch phản ứng với các loại vi khuẩn và vi rút theo một cách rất phức tạp: hệ miễn dịch nhận ra các phân tử đặc hiệu (các kháng nguyên – chất lạ đối với cơ thể, kích thích sản sinh kháng thể) từ các vi khuẩn và vi rút và sản sinh kháng thể (một loại protein) và các tế bào bạch cầu đặc biệt gọi là tế bào lympho đánh dấu các kháng nguyên cần tiêu diệt. Trong đáp ứng miễn dịch lần đầu tiên với lần đầu tiếp xúc với một mầm bệnh xác định, một vài tế bào lympho gọi là tế bào nhớ có phát triển khả năng miễn dịch lâu dài với mầm bệnh, thường là suốt đời. Các tế bào nhớ này nhận ra kháng nguyên của mầm bệnh đã gặp trước đó, kích thích hệ miễn dịch đáp ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn lần tiếp xúc đầu tiên [3]. Lịch sử của vaccine và chương trình tiêm chủng Vaccine tác động như thế nào Tiêm vaccine là một cách để đào tạo hệ miễn dịch chống lại một mầm bệnh cụ thể. Cơ thể được ghi nhớ miễn dịch với một kháng nguyên mà không bị nhiễm thực sự. Cơ thể được chuẩn bị trước khi mầm bệnh xâm nhập, từ đó có thể ngăn chặn mầm bệnh hình thành và lây nhiễm sang nhiều tế bào trong cơ thể. Mục tiêu của thiết kế vaccine là chọn các kháng nguyên đặc hiệu tạo miễn dịch nhớ hiệu quả nhất để chống lại một mầm bệnh cụ thể.[3],[7] Mục tiêu của vaccine là tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại kháng nguyên, khi cơ thể tiếp xúc lại với kháng nguyên đó sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch thứ hai mạnh hơn, hệ thống miễn dịch có thể nhanh chóng tiêu diệt chúng trước khi chúng gây bệnh.[5],[8] Vaccine có an toàn không Hệ miễn dịch của mỗi người hoạt động khác nhau, vì vậy đôi khi có người sẽ không đáp ứng miễn dịch với một vaccine. Rất hiếm khi một người có thể gặp phản ứng bất lợi nghiêm trọng với vaccine, ví dụ như phản ứng dị ứng gây ra phát ban hoặc khó thở. Nhưng các phản ứng nghiêm trọng không thường gặp vẫn được báo cáo – khoảng 1/100.000 lần tiêm chủng – dù có thể khó phát hiện và báo cáo. Thông thường hơn, có thể gặp các phản ứng phụ tạm thời như sốt, đau nhức, hoặc đỏ ở chỗ tiêm. Những phản ứng phụ gặp phải khi sử dụng vaccine, tất nhiên, vẫn tốt hơn là mắc bệnh. Để vaccine an toàn nhất có thể, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu nghiên cứu và thử nghiệm rộng rãi trước khi cấp phép cho vaccine đó được sử dụng thông dụng. Thời gian từ khi khám phá ra một tác nhân gây bệnh và sản xuất một vaccine được lưu hành rộng rãi kéo dài tới 50 năm. Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ và phương pháp nghiên cứu, thời gian từ nghiên cứu cơ bản tới lưu hành của một vaccine được cấp phép đôi khi có thể được rút ngắn. Khi một vaccine được phê duyệt, FDA và các cơ quan chính phủ tiếp tục theo dõi để đảm bảo an toàn [13]. Một phản ứng bất lợi sau tiêm chủng (AEFI) là bất kỳ sự cố y khoa nào xảy ra sau khi tiêm chủng và không nhất thiết có liên hệ với việc sử dụng vaccine. AEFI được chia thành 5 loại: Phản ứng liên quan đến sản phẩm vaccine; Phản ứng liên quan đến khiếm khuyết trong chất lượng vaccine; Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng; Phản ứng lo âu liên quan đến tiêm chủng và Sự cố ngẫu nhiên [6]. Trong các điều kiện được khuyến nghị, vaccine là tương đối an toàn, ngăn ngừa bệnh và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ nhất định các phản ứng bất lợi [6] Thành tựu của chương trình tiêm chủng
Biên soạn: DS. Đỗ Thị Thu Thuỷ
Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi Hình ảnh, Infographic: Phạm Hoài Phương Lan-SV- ĐH Công Nghệ TPHCM TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cholesterol là gì? Cholesterol là một chất sáp, không có mùi, được tạo bởi gan, là thành phần cấu tạo quan trọng, không thể thiếu của màng tế bào và các dây thần kinh. Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của cơ thể như tiêu hóa và sản xuất các hormone. Bên cạnh nguồn cholesterol do cơ thể sản xuất, cholesterol còn được cung cấp từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật ăn mà chúng ta ăn vào[1]. Có 2 loại cholesterol được tìm thấy trong máu: HDL và LDL.[2] HDL Cholesterol là gì ? HDL là loại cholesterol tốt. Nó hoạt động như một “người dọn dẹp”, thu nhặt lượng cholesterol thừa và mang về gan. Khi bác sĩ kiểm tra mức cholesterol trong máu của bạn thì kết quả mong muốn là HDL ở mức cao. Mức HDL cao hơn hoặc bằng 60 giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.[2] LDL Cholesterol là gì ? Đây là loại cholesterol xấu. Mặc dù cơ thể cần một lượng nhỏ LDL cholesterol để cấu tạo tế bào, nhưng quá nhiều LDL cholesterol có thể tích lũy dần trên thành mạch máu qua thời gian, và cuối cùng làm tắc nghẽn mạch máu dẫn đến các bệnh tim mạch. Khi bác sĩ kiểm tra mức cholesterol trong máu thì mức LDL cholesterol càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.[2] Cách kiểm tra mức Cholesterol và ý nghĩa của mức Cholesterol Nếu bạn trên 20 tuổi, bạn nên đo mức cholesterol ít nhất 1 lần trong vòng 5 năm. Chỉ cần thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản gọi là bộ xét nghiệm lipid máu. Bộ xét nghiệm này bao gồm :
Các yếu tố ảnh hưởng tới mức Cholesterol
Các bước giúp làm giảm mức Cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Gồm có 5 bước đơn giản sau đây :
Lê Nhả Duyên – Y2H ĐH Y dược Huế
Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi Infographic: Mai Thị Duyên – Anh ngữ Popodoo Lai Châu Tài liệu tham khảo : 1.What is cholesterol? , January 20, 2017 https://www.webmd.com/diabetes/qa/what-is-cholesterol ( truy cập ngày 17/02/2019 ) 2.Glossary of Terms: Cholesterol, Heart Disease, and High Blood Pressure, October 28, 2016 https://www.webmd.com/cholesterol-management/cholesterol-heart-disease-hypertension-terms#1 ( truy cập 17/02/2019 ) 3.Lower Cholesterol to Reduce Heart Disease Risk, July 6, 2018 https://www.webmd.com/cholesterol-management/guide/lower-cholesterol-risk#2 ( truy cập 17/02/2019) 4.Tips to Keep Your Cholesterol in Check, April 17, 2017 https://www.webmd.com/cholesterol-management/guide/cholesterol-basics ( truy cập 17/02/2019 ) 5.Understanding Cholesterol Numbers, July 6, 2018, https://www.webmd.com/cholesterol-management/guide/understanding-numbers#2 ( truy cập 17/02/2019 ) |
SHADAT NABIL
Highly passionate for making a difference in to the community by providing quality health knowledge Archives
December 2024
Categories
All
|