Các cha mẹ có biết, báo cáo gần đây nhất năm 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy [1]:
Bệnh sởi là gì? [1] Sởi là một căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan. Bệnh do một loại vi rút thuộc họ paramyxovirus gây ra và thường lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp và qua không khí. Vi rút xâm nhập qua đường hô hấp và lan truyền khắp cơ thể.[1] Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh [2] Các triệu chứng của bệnh sởi thường xảy ra khoảng 7 đến 14 ngày sau khi nhiễm bệnh. Bệnh khởi phát đặc trưng với các triệu chứng sau:
Ba đến năm ngày sau khi xuất hiện triệu chứng bệnh, cơ thể bắt đầu phát ban. Các nốt ban thường là là những nốt đỏ phẳng xuất hiện trên mặt ở đường viền tóc và lan xuống dưới cổ, thân, cánh tay, chân và bàn chân. Các nốt có thể tạo thành đám khi lan từ đầu xuống những phần còn lại của cơ thể. Khi phát ban, có thể kèm sốt cao hơn 40°C. Ai có nguy cơ mắc bệnh? [1] Trẻ em không được tiêm phòng vắc xin là đối tượng hàng đầu có nguy cơ mắc sởi và các biến chứng của sởi, bao gồm cả tử vong. Phụ nữ có thai không được tiêm phòng cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bất kỳ ai không có miễn dịch (người không được tiêm vắc xin hoặc đã tiêm phòng vắc xin nhưng không phát triển miễn dịch) cũng có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh sởi vẫn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển – đặc biệt ở những vùng Châu Phi và Châu Á. Tỷ lệ cao (trên 95%) các trường hợp tử vong do sởi xảy ra ở các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Dịch sởi có thể đặc biệt nguy hiểm ở các quốc gia đang đang xảy ra hoặc đang hồi phục sau các thảm hoạ tự nhiên và chiến tranh. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ làm gián đoạn tiêm chủng định kỳ, và dân cư tập trung đông đúc tại các trại cứu trợ làm tăng cao nguy cơ nhiễm bệnh. Biến chứng của bệnh Sởi [4] Bệnh sởi có thể trở nên nghiêm trọng ở mọi nhóm tuổi. Tuy nhiên, trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi có nguy cơ cao mắc các biến chứng của Sởi. Các biến chứng thường gặp của bệnh sởi là viêm tai và tiêu chảy. Biến chứng viêm tai thường xảy ra ở 1 trong 10 trẻ mắc sởi và có thể gây mất thính lực vĩnh viễn. Một vài người có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, như viêm phổi, viêm não. Bệnh nhân có thể phải nhập viện điều trị và có nguy cơ tử vong. Ở phụ nữ mang thai, bệnh sởi có thể gây sinh non, hoặc sinh con nhẹ cân. Ngoài ra, một biến chứng rất hiếm gặp và gây tử vong ở bệnh nhân là bệnh viêm não xơ hoá bán cấp tiến triển (SSPE). Bệnh thường phát triển 7 đến 10 năm sau khi mắc sởi, mặc dù bệnh nhân có vẻ đã hồi phục hoàn toàn. Lây truyền vi rút sởi như thế nào? [3] Virus sởi có khả năng lây lan cao, do vi rút sống trong chất nhầy ở mũi và họng của người mắc bệnh. Vi rút lan truyền khi người bệnh ho và hắt hơi. Thêm vào đó, vi rút sởi có thể sống hơn 2 giờ ở môi trường không khí bên ngoài. Người khoẻ mạnh có nguy cơ nhiễm bệnh nếu hít thở không khí hoặc chạm vào bề mặt có vi rút gây bệnh rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Bệnh sởi dễ lây lan đến nỗi 90% người không có miễn dịch sẽ mắc Sởi khi tiếp xúc với người mắc bệnh sởi. Người bệnh sởi có thể lan truyền vi rút sởi cho người khác trong khoảng từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi xuất hiện phát ban. Bệnh sởi là bệnh ở người, động vật không lan truyền vi rút sởi. Điều trị [1] Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị vi rút đặc hiệu cho vi rút sởi. Tuy nhiên, người bệnh có thể phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi bằng các chăm sóc hỗ trợ như đảm bảo dinh dưỡng tốt, uống đủ nước và điều trị mất nước bằng dung dịch bù nước bằng đường uống đã được WHO khuyến cáo. Dung dịch bù nước bằng đường uống giúp bù dịch và các chất cần thiết khác bị mất do tiêu chảy hoặc nôn mửa. Thuốc kháng sinh cũng sẽ được chỉ định để điều trị các trường hợp có nhiễm khuẩn ở mắt và tai, viêm phổi. Tất cả các trẻ em được chẩn đoán mắc sởi nên bổ sung 2 liều vitamin A, mỗi liều cách nhau 24 giờ, nhằm hồi phục lượng vitamin A thấp trong khi mắc bệnh giúp ngăn ngừa tổn thương mắt và mù loà. Bổ sung vitamin A cũng đã được chứng minh giảm 50% số lượng các ca tử vong do bệnh sởi. Phòng bệnh Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh Sởi là tiêm phòng vắc xin sởi. Vắc xin sởi đã được sử dụng trong hơn 50 năm và là vắc xin an toàn, hiệu quả, không tốn kém. [1]
Tại Việt Nam, lịch tiêm phòng sởi cho trẻ em gồm 2 mũi [5]:
Phụ nữ có thai nên tiêm phòng vắc xin MMR (phòng bệnh Sởi – rubella – Quai bị) ít nhất 1 tháng trước khi mang thai [6] BIên soạn: BS. Nguyễn Thuỳ Linh Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi Infographic: Phạm Hoài Phương Lan-SV- ĐH Công Nghệ TPHCM Tài liệu tham khảo: 1.Measles, WHO, November 29, 2018, https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/measles (truy cập 28 Feb 2019) 2.Symptoms of measles, CDC, February 15, 2018, https://www.cdc.gov/measles/about/signs-symptoms.html (truy cập 28 Feb 2019) 3.Trasmission of measles, CDC, February 15, 2018, https://www.cdc.gov/measles/about/transmission.html (truy cập 28 Feb 2019) 4.Complication of measles, CDC, February 15, 2018, https://www.cdc.gov/measles/about/complications.html (truy cập 28 Feb 2019) 5.Lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ em tại Việt Nam, WHO, Tháng 3, 2015, http://www.wpro.who.int/vietnam/mediacentre/releases/2015/childhood_immunization_epi_schedule_march_2015_vietnam_vn.pdf (truy cập 5 Mar 2019) 6.Maternal Vaccines: Part of a Healthy Pregnancy, CDC, August 5, 2016, https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/pregnant-women/index.html(truy cập 5 Mar 2019)
0 Comments
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, vaccine là một chế phẩm sinh học giúp cải thiện miễn dịch của cơ thể với một bệnh cụ thể. Một vaccine thông thường chứa một tác nhân tương tự một vi sinh vật gây bệnh, và thường được tạo ra từ các dạng suy yếu hay bất hoạt của vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn hoặc một protein bề mặt của vi khuẩn. Tác nhân này kích thích hệ miễn dịch cơ thể nhận ra tác nhân này là vật lạ, phá hủy nó, và “ghi nhớ” nó, từ đó hệ miễn dịch có thể dễ dàng hơn trong việc nhận ra và phá hủy bất kì vi sinh vật nào tương tự mà cơ thể gặp phải sau này. [1] Để hiểu làm thế nào và tại sao vaccine có thể có tác dụng như vậy, trước tiên chúng ta cần hiểu hệ thống miễn dịch của con người là gì và chúng làm việc như thế nào để bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Cơ thể bạn làm gì khi có “vật thể lạ” xâm nhập Hệ miễn dịch là một mạng lưới các tế bào, mô, cơ quan phối hợp với nhau giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh gây hại[11]. Chức năng cơ bản của hệ miễn dịch là xác định và tiêu diệt các chất lạ trong cơ thể (bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng, kể cả là các cơ quan hay các mô được cấy ghép) và phát triển một hệ thống phòng thủ chống lại chúng. Sự phòng vệ này gọi là phản ứng miễn dịch. Đáp ứng miễn dịch thường được chia thành miễn dịch bẩm sinh (hay miễn dịch tự nhiên-innate/natural/native immunity) và miễn dịch thích ứng (hay miễn dịch thu được-acquired immunity, miễn dịch đặc hiệu-specific immunity).[3] Mỗi vi khuẩn có phân tử đặc trưng, gọi là các kháng nguyên (antigents), đây là điểm phân biệt vi khuẩn có hại với những vi khuẩn vô hại cư trú trong cơ thể và các tế bào là một phần của cơ thể[8]. Mỗi vi khuẩn có các kháng nguyên đặc hiệu, đây là nền tảng để chế tạo vaccine.Hệ miễn dịch phản ứng với các loại vi khuẩn và vi rút theo một cách rất phức tạp: hệ miễn dịch nhận ra các phân tử đặc hiệu (các kháng nguyên – chất lạ đối với cơ thể, kích thích sản sinh kháng thể) từ các vi khuẩn và vi rút và sản sinh kháng thể (một loại protein) và các tế bào bạch cầu đặc biệt gọi là tế bào lympho đánh dấu các kháng nguyên cần tiêu diệt. Trong đáp ứng miễn dịch lần đầu tiên với lần đầu tiếp xúc với một mầm bệnh xác định, một vài tế bào lympho gọi là tế bào nhớ có phát triển khả năng miễn dịch lâu dài với mầm bệnh, thường là suốt đời. Các tế bào nhớ này nhận ra kháng nguyên của mầm bệnh đã gặp trước đó, kích thích hệ miễn dịch đáp ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn lần tiếp xúc đầu tiên [3]. Lịch sử của vaccine và chương trình tiêm chủng Vaccine tác động như thế nào Tiêm vaccine là một cách để đào tạo hệ miễn dịch chống lại một mầm bệnh cụ thể. Cơ thể được ghi nhớ miễn dịch với một kháng nguyên mà không bị nhiễm thực sự. Cơ thể được chuẩn bị trước khi mầm bệnh xâm nhập, từ đó có thể ngăn chặn mầm bệnh hình thành và lây nhiễm sang nhiều tế bào trong cơ thể. Mục tiêu của thiết kế vaccine là chọn các kháng nguyên đặc hiệu tạo miễn dịch nhớ hiệu quả nhất để chống lại một mầm bệnh cụ thể.[3],[7] Mục tiêu của vaccine là tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại kháng nguyên, khi cơ thể tiếp xúc lại với kháng nguyên đó sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch thứ hai mạnh hơn, hệ thống miễn dịch có thể nhanh chóng tiêu diệt chúng trước khi chúng gây bệnh.[5],[8] Vaccine có an toàn không Hệ miễn dịch của mỗi người hoạt động khác nhau, vì vậy đôi khi có người sẽ không đáp ứng miễn dịch với một vaccine. Rất hiếm khi một người có thể gặp phản ứng bất lợi nghiêm trọng với vaccine, ví dụ như phản ứng dị ứng gây ra phát ban hoặc khó thở. Nhưng các phản ứng nghiêm trọng không thường gặp vẫn được báo cáo – khoảng 1/100.000 lần tiêm chủng – dù có thể khó phát hiện và báo cáo. Thông thường hơn, có thể gặp các phản ứng phụ tạm thời như sốt, đau nhức, hoặc đỏ ở chỗ tiêm. Những phản ứng phụ gặp phải khi sử dụng vaccine, tất nhiên, vẫn tốt hơn là mắc bệnh. Để vaccine an toàn nhất có thể, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu nghiên cứu và thử nghiệm rộng rãi trước khi cấp phép cho vaccine đó được sử dụng thông dụng. Thời gian từ khi khám phá ra một tác nhân gây bệnh và sản xuất một vaccine được lưu hành rộng rãi kéo dài tới 50 năm. Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ và phương pháp nghiên cứu, thời gian từ nghiên cứu cơ bản tới lưu hành của một vaccine được cấp phép đôi khi có thể được rút ngắn. Khi một vaccine được phê duyệt, FDA và các cơ quan chính phủ tiếp tục theo dõi để đảm bảo an toàn [13]. Một phản ứng bất lợi sau tiêm chủng (AEFI) là bất kỳ sự cố y khoa nào xảy ra sau khi tiêm chủng và không nhất thiết có liên hệ với việc sử dụng vaccine. AEFI được chia thành 5 loại: Phản ứng liên quan đến sản phẩm vaccine; Phản ứng liên quan đến khiếm khuyết trong chất lượng vaccine; Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng; Phản ứng lo âu liên quan đến tiêm chủng và Sự cố ngẫu nhiên [6]. Trong các điều kiện được khuyến nghị, vaccine là tương đối an toàn, ngăn ngừa bệnh và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ nhất định các phản ứng bất lợi [6] Thành tựu của chương trình tiêm chủng
Biên soạn: DS. Đỗ Thị Thu Thuỷ
Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi Hình ảnh, Infographic: Phạm Hoài Phương Lan-SV- ĐH Công Nghệ TPHCM TÀI LIỆU THAM KHẢO
|
SHADAT NABIL
Highly passionate for making a difference in to the community by providing quality health knowledge Archives
January 2025
Categories
All
|