Các cha mẹ có biết, báo cáo gần đây nhất năm 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy [1]:
Bệnh sởi là gì? [1] Sởi là một căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan. Bệnh do một loại vi rút thuộc họ paramyxovirus gây ra và thường lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp và qua không khí. Vi rút xâm nhập qua đường hô hấp và lan truyền khắp cơ thể.[1] Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh [2] Các triệu chứng của bệnh sởi thường xảy ra khoảng 7 đến 14 ngày sau khi nhiễm bệnh. Bệnh khởi phát đặc trưng với các triệu chứng sau:
Ba đến năm ngày sau khi xuất hiện triệu chứng bệnh, cơ thể bắt đầu phát ban. Các nốt ban thường là là những nốt đỏ phẳng xuất hiện trên mặt ở đường viền tóc và lan xuống dưới cổ, thân, cánh tay, chân và bàn chân. Các nốt có thể tạo thành đám khi lan từ đầu xuống những phần còn lại của cơ thể. Khi phát ban, có thể kèm sốt cao hơn 40°C. Ai có nguy cơ mắc bệnh? [1] Trẻ em không được tiêm phòng vắc xin là đối tượng hàng đầu có nguy cơ mắc sởi và các biến chứng của sởi, bao gồm cả tử vong. Phụ nữ có thai không được tiêm phòng cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bất kỳ ai không có miễn dịch (người không được tiêm vắc xin hoặc đã tiêm phòng vắc xin nhưng không phát triển miễn dịch) cũng có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh sởi vẫn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển – đặc biệt ở những vùng Châu Phi và Châu Á. Tỷ lệ cao (trên 95%) các trường hợp tử vong do sởi xảy ra ở các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Dịch sởi có thể đặc biệt nguy hiểm ở các quốc gia đang đang xảy ra hoặc đang hồi phục sau các thảm hoạ tự nhiên và chiến tranh. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ làm gián đoạn tiêm chủng định kỳ, và dân cư tập trung đông đúc tại các trại cứu trợ làm tăng cao nguy cơ nhiễm bệnh. Biến chứng của bệnh Sởi [4] Bệnh sởi có thể trở nên nghiêm trọng ở mọi nhóm tuổi. Tuy nhiên, trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi có nguy cơ cao mắc các biến chứng của Sởi. Các biến chứng thường gặp của bệnh sởi là viêm tai và tiêu chảy. Biến chứng viêm tai thường xảy ra ở 1 trong 10 trẻ mắc sởi và có thể gây mất thính lực vĩnh viễn. Một vài người có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, như viêm phổi, viêm não. Bệnh nhân có thể phải nhập viện điều trị và có nguy cơ tử vong. Ở phụ nữ mang thai, bệnh sởi có thể gây sinh non, hoặc sinh con nhẹ cân. Ngoài ra, một biến chứng rất hiếm gặp và gây tử vong ở bệnh nhân là bệnh viêm não xơ hoá bán cấp tiến triển (SSPE). Bệnh thường phát triển 7 đến 10 năm sau khi mắc sởi, mặc dù bệnh nhân có vẻ đã hồi phục hoàn toàn. Lây truyền vi rút sởi như thế nào? [3] Virus sởi có khả năng lây lan cao, do vi rút sống trong chất nhầy ở mũi và họng của người mắc bệnh. Vi rút lan truyền khi người bệnh ho và hắt hơi. Thêm vào đó, vi rút sởi có thể sống hơn 2 giờ ở môi trường không khí bên ngoài. Người khoẻ mạnh có nguy cơ nhiễm bệnh nếu hít thở không khí hoặc chạm vào bề mặt có vi rút gây bệnh rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Bệnh sởi dễ lây lan đến nỗi 90% người không có miễn dịch sẽ mắc Sởi khi tiếp xúc với người mắc bệnh sởi. Người bệnh sởi có thể lan truyền vi rút sởi cho người khác trong khoảng từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi xuất hiện phát ban. Bệnh sởi là bệnh ở người, động vật không lan truyền vi rút sởi. Điều trị [1] Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị vi rút đặc hiệu cho vi rút sởi. Tuy nhiên, người bệnh có thể phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi bằng các chăm sóc hỗ trợ như đảm bảo dinh dưỡng tốt, uống đủ nước và điều trị mất nước bằng dung dịch bù nước bằng đường uống đã được WHO khuyến cáo. Dung dịch bù nước bằng đường uống giúp bù dịch và các chất cần thiết khác bị mất do tiêu chảy hoặc nôn mửa. Thuốc kháng sinh cũng sẽ được chỉ định để điều trị các trường hợp có nhiễm khuẩn ở mắt và tai, viêm phổi. Tất cả các trẻ em được chẩn đoán mắc sởi nên bổ sung 2 liều vitamin A, mỗi liều cách nhau 24 giờ, nhằm hồi phục lượng vitamin A thấp trong khi mắc bệnh giúp ngăn ngừa tổn thương mắt và mù loà. Bổ sung vitamin A cũng đã được chứng minh giảm 50% số lượng các ca tử vong do bệnh sởi. Phòng bệnh Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh Sởi là tiêm phòng vắc xin sởi. Vắc xin sởi đã được sử dụng trong hơn 50 năm và là vắc xin an toàn, hiệu quả, không tốn kém. [1]
Tại Việt Nam, lịch tiêm phòng sởi cho trẻ em gồm 2 mũi [5]:
Phụ nữ có thai nên tiêm phòng vắc xin MMR (phòng bệnh Sởi – rubella – Quai bị) ít nhất 1 tháng trước khi mang thai [6] BIên soạn: BS. Nguyễn Thuỳ Linh Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi Infographic: Phạm Hoài Phương Lan-SV- ĐH Công Nghệ TPHCM Tài liệu tham khảo: 1.Measles, WHO, November 29, 2018, https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/measles (truy cập 28 Feb 2019) 2.Symptoms of measles, CDC, February 15, 2018, https://www.cdc.gov/measles/about/signs-symptoms.html (truy cập 28 Feb 2019) 3.Trasmission of measles, CDC, February 15, 2018, https://www.cdc.gov/measles/about/transmission.html (truy cập 28 Feb 2019) 4.Complication of measles, CDC, February 15, 2018, https://www.cdc.gov/measles/about/complications.html (truy cập 28 Feb 2019) 5.Lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ em tại Việt Nam, WHO, Tháng 3, 2015, http://www.wpro.who.int/vietnam/mediacentre/releases/2015/childhood_immunization_epi_schedule_march_2015_vietnam_vn.pdf (truy cập 5 Mar 2019) 6.Maternal Vaccines: Part of a Healthy Pregnancy, CDC, August 5, 2016, https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/pregnant-women/index.html(truy cập 5 Mar 2019)
0 Comments
|
SHADAT NABIL
Highly passionate for making a difference in to the community by providing quality health knowledge Archives
October 2024
Categories
All
|